Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một? Đảng đoàn Quốc hội họp định kỳ vào thời gian nào?
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một?
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một thì căn cứ vào các yếu tố sau:
(1) Về vị trí:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội (Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020)
- Đảng đoàn Quốc hội là tổ chức Đảng trong Quốc hội (Điều 1 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023)
(2) Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 74 Hiến pháp 2013) | Đảng đoàn Quốc hội (Điều 2 và Điều 3 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023) |
- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; - Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; - Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; - Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; - Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội; - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước; - Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân; - Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất; - Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; - Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; - Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội. | - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phương hướng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ngành, lĩnh vực được phân công; + Tổ chức bộ máy, cán bộ theo thẩm quyền, phân cấp; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng; + Phối hợp với các cấp ủy đảng thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong đảng bộ. - Đảng đoàn, ban cán sự đảng thảo luận tập thể, biểu quyết và quyết nghị các vấn đề sau: + Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, lĩnh vực được phân công. Cụ thể hoá chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch thực hiện của cơ quan, ngành, lĩnh vực. + Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án quan trọng mà đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo. + Triển khai thí điểm một số chủ trương mới theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. + Lãnh đạo, chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức, bộ máy và biên chế, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo phân cấp. + Lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng trong lĩnh vực được phân công. Cho chủ trương, quan điểm xử lý kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý. - Phối hợp với các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng ủy cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình. - Được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ. - Dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập. - Được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin: + Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành và các thông tin có liên quan. + Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có liên quan đến nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định. |
Đối chiếu với các yếu tố trên, có thể thấy giữa hai cơ quan này có sự khác biệt, Đảng đoàn Quốc hội là cơ quan của Đảng, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan trong Bộ máy Nhà nước. Hai cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên không thể xem là một.
Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là một? Đảng đoàn Quốc hội họp định kỳ vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Đảng đoàn Quốc hội họp định kỳ vào thời gian nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Chế độ làm việc
1. Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chủ trì các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư đi vắng hoặc chưa có bí thư thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì cuộc họp và ký văn bản, báo cáo....
...
Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
Nguyên tắc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội được quy định ra sao?
Nguyên tắc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội được quy định tại Điều 6 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023, cụ thể như sau:
Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Đối với những nội dung công tác quan trọng vượt thẩm quyền phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?