Đảm bảo an toàn giao thông theo các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn?
Bố trí các biển báo, gờ giảm tốc đảm bảo an toàn giao thông?
Căn cứ tiểu mục 5.13 Mục 5 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt đường như sau:
"5.13. Đảm bảo an toàn giao thông
Bố trí các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn tham khảo QCVN 41:2019/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (Chi tiết xem phụ lục C).
Gờ giảm tốc được bố trí trước hoặc trong những đoạn đường có tầm quan sát bị hạn chế, các vị trí nút giao, đường cong nguy hiểm hoặc các đoạn đường có điều kiện bất lợi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn giao thông khác. Chỉ bố trí gờ giảm tốc trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng 18 nhựa, thâm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5 m trở lên. Trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5 m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp. Vật liệu làm gờ giảm tốc thường là sơn nhiệt dẻo theo TCVN 8791:2011. Kích thước hình học, cấu tạo, vị trí sơn tham khảo TCCS 34:2020/TCĐBVN “Gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên đường bộ, yêu cầu thiết kế”."
Như vậy, để đảm bảo an toàn giao thông thực hiện bố trí các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
Gờ giảm tốc được bố trí trước hoặc trong những đoạn đường có tầm quan sát bị hạn chế, các vị trí nút giao, đường cong nguy hiểm hoặc các đoạn đường có điều kiện bất lợi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn giao thông khác.
Đảm bảo an toàn giao thông theo các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn? (Hình từ internet)
Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đối với đường giao thông nông thôn?
Căn cứ tiểu mục 5.14 Mục 5 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về công tác bảo trì đường giao thông nông thôn như sau:
"5.14. Công tác bảo trì đường GTNT
Công tác bảo trì đường GTNT bao gồm các công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
Công tác sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường GTNT theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường GTNT xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường GTNT (nếu cần thiết). Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa.
5.14.1. Bảo dưỡng thường xuyên
Bảo dưỡng thường xuyên là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận công trình và thiết bị.
Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ trở thành hư hỏng lớn. Các công việc này được thực hiện thường xuyên liên tục hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn GTNT tuyến đường nhằm theo dõi tình trạng đường GTNT, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường GTNT để đảm bảo giao thông vận tải đường GTNT được an toàn, thông suốt và êm thuận.
5.14.2. Sửa chữa vừa
Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường GTNT và gây mất an toàn khai thác (Chi tiết xem phụ lục D).
5.14.3. Sửa chữa lớn
Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình (Chi tiết xem phụ lục D)."
Như vậy, việc bảo trì giao thông nông thôn, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn được quy định như trên.
Thực hiện sửa chữa đột xuất đối với đường giao thông nông thôn thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5.14 Mục 5 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về công tác sửa chữa đột xuất đường giao thông nông thôn như sau:
"5.14.4. Sửa chữa đột xuất
Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình đường GTNT chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động 19 đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục. Công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường GTNT do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường GTNT trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường GTNT để được hỗ trợ.
Sửa chữa đột xuất được chia làm hai bước như sau:
- Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường GTNT khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường GTNT. Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán.
- Bước 2: Xử lý tiếp theo Bước 1, nhằm khôi phục đường GTNT theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản./."
Như vậy, việc sửa chữa đột xuất đối với đường giao thông nông thôn được chia làm hai bước theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?