Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì?
Đã có quy định đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người đi bộ khi tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
LƯU Ý: Quy định này có hiệu lực từ 1/1/2025.
Hiện nay, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người đi bộ như sau: - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. - Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. - Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. >> Như vậy, hiện nay, không có quy định về trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay. Chú ý: Quy định này hết hiệu lực từ 1/1/2025. |
Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì? (Hình từ Internet)
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi bộ qua đường cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
- Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
- Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc sau:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em (quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 theo khoản 2 Điều 88 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024).
* Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về Mẫu biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh của thành viên hộ gia đình? Tải mẫu?
- Tiêu chuẩn xe ô tô cứu thương? Định mức xe ô tô cứu thương được quy định như thế nào theo Thông tư 31?
- Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non là mẫu nào? Tải về mẫu đơn xin chuyển trường mầm non chi tiết?
- Mẫu Biên bản họp gia đình phân chia đất đai? Mỗi thành viên có được cấp riêng giấy chứng nhận đối với thửa đất thuộc QSDĐ hộ gia đình không?
- Xem bói là gì? Đi xem bói có bị phạt hay không? Đi xem bói dịp Tết có phải là mê tín dị đoan không?