Đã có hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Xin hỏi, hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập ra sao? chị Mỹ Duyên -

Công văn 3625/BNV-TCBC năm 2023 hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do Bộ Nội vụ ban hành ngày 12/7/2023.

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức như sau:

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.

Như vậy, có 05 nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức theo quy định nêu trên.

KẾ TOÁN

Đã có hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình internet)

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức như sau:

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
....

Như vậy, căn cứ xác định vị trí việc làm được thực hiện như sau:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động;

- Phạm vi, đối tượng phục vụ;

- Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Căn cứ xác định số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

Như vậy, từ quy định trên cho thấy căn cứ xác định số lượng người làm việc gồm:

- Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

Đối vơi cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp thì căn cứ xác định sẽ dựa vào:

- Danh mục vị trí việc làm;

- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;

- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

Hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán như thế nào?

Công văn 3625/BNV-TCBC năm 2023 nêu rõ, về việc hướng dẫn chuyên môn về khung năng lực vị trí việc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán, căn cứ quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CPNghị định 106/2020/NĐ-CP thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm xây dựng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.

Do vậy, việc quy định về tiêu chuẩn lý luận chính trị, kiến thức bổ trợ, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đối với vị trí việc làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát, hiệu chỉnh quy định về yêu cầu trình độ, năng lực đối với vị trí việc làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại Phụ lục kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV cho phù hợp với Luật Kế toán 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Do đó, đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang căn cứ quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan để thực hiện cho phù hợp.

TẢI VỀ phụ lục

phu lục

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào