Cục quản lý thị trường yêu cầu kiểm tra việc chống găm hàng, tăng giá thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Cục quản lý thị trường yêu cầu kiểm tra trong việc chống găm hàng, tăng giá thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các mặt hàng thuộc trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trên thị trường.
Thời gian qua, tình hình cháy nổ diễn ra thường xuyên gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Theo đó, nhu cầu mua các sản phẩm thuộc trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy như các loại bình xịt cứu hỏa, mặt nạ chống khói, đặc biệt, thang dây thoát hiểm là rất lớn, xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá, bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn ra ở một vài nơi, ở một vài thời điểm.
Trước tình hình trên, ngày 15/9/2023, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình đã ký ban hành công văn yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác nắm bắt tình hình địa bàn, rà soát, xác minh thông tin về dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh đối với các sản phẩm thuộc trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy như các loại bình xịt cứu hỏa, mặt nạ chống khói, thang dây.
Cùng với đó, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ; phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) đối với tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như trên theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa nói chung, các mặt hàng thuộc các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy nói riêng.
Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay và báo cáo kết quả về Tổng Cục Quản lý thị trường theo quy định.
Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam
Cục quản lý thị trường yêu cầu kiểm tra trong việc chống găm hàng, tăng giá thiết bị phòng cháy chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như thế nào?
Tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP giải thích về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
"13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật."
Theo đó, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc ra sao?
Mức xử phạt đối với hành kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
...
Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc theo quy định trên. Tùy vào giá trị của hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được kinh doanh để xác định mức xử phạt theo quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung được quy định như sau:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?