Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra sao?
Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra sao?
Ngày 18/12/2024, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của Chính phủ đã có Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Tải về Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18
Cụ thể, căn cứ chủ trương tại Kết luận 09-KL/TW ngày 24/11/2024 và yêu cầu tại Công văn 22-CV/BCĐ ngày 05/12/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; triển khai thực hiện Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 ngày 06/12/2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các địa phương triển khai xây dựng Đề án, chủ động thực hiện việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Mục đích:
Sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tương đồng với sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông tròng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến cấp huyện; đồng thời, thực hiện sắp xếp giám đầu mối bên trong gần với giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, có số lượng cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
Yêu cầu:
- Quán triệt chủ trương, định hưởng, chỉ đạo của Trung ương về việc sắp xếp tỉnh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp, đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, kịp thời quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tính gọn tổ chức bộ máy.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Người đứng đầu Tỉnh ủy (thành ủy), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về lộ trình, kế hoạch và kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của địa phương mình.
Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra sao? (Hình từ internet)
Định hướng, gợi ý sắp xếp đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra sao?
Tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 có nêu rõ định hướng, gợi ý sắp xếp đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Duy trì 03 sở (có sắp xếp, tình gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Sở Tư pháp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao đổi với các địa phương duy trì Sở Du lịch); Thanh tra tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Định hướng, gợi ý hợp nhất đối với một số sở, ngành tương đồng với sắp xếp các Bộ ở Trung ương, cụ thể:
+ Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
++ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Kinh tế - Tài chính
++ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Kinh tế - Tài chính tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
+ Hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng
++ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Xây dựng và Giao thông
++ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Xây dựng và Giao thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
+ Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
++ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nông nghiệp và Môi trường.
++ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
+ Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ
++ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông Nam
++ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
- Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ
++ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nội vụ và Lao động.
++ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nội vụ và Lao động thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương; việc làm; người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.
- Định hướng, gợi ý cơ cấu, sắp xếp, chuyển nhiệm vụ đổi với 03 sở tương ứng với sắp xếp các Bộ ở Trung ương, cụ thể:
+ Sở Y tế: Tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội, quản lý sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang và tiếp nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý sức khỏe cản bộ của tỉnh (sau khi kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh).
+ Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
+ Sở Công Thương: Tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Định hướng, gợi ý cơ cấu, sắp xếp đối với các cơ sở đặc thù ra sao?
Tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 có nêu định hướng, gợi ý cơ cấu, sắp xếp đối với các sở đặc thù như sau:
Định hướng, gợi ý cơ cấu, sắp xếp đối với các sở đặc thù: Ngoại vụ; Du lịch; Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thử) và Ban Dân tộc.
Sở Ngoại vụ: Thực hiện sắp xếp phù hợp với tỉnh hình, đặc điểm của cơ quan tại địa phương như sau:
- Đối với các địa phương đang có Sở Ngoại vụ thì căn cứ tình hình, đặc điểm của địa phương chủ động quyết định phương án sáp nhập vào Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc duy trì thì củng cố, sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bên trong của Sở này, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
- Đối với các địa phương đã sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì tiếp tục thực hiện như hiện nay.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc: Thực hiện sáp nhập Sở này vào Sở Xây dựng và Giao thông. Trường hợp có yêu cầu đặc thù về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể xem xét, quyết định việc duy trì Sở Giao thông vận tải và thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng, bảo đảm phù hợp với tình hình, đặc điểm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Dân tộc: Trên cơ sở định hướng, gợi ý của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đề nghị các địa phương căn cứ tỉnh hình, đặc điểm của cơ quan tại địa phương thực hiện sắp xếp như sau:
- Đối với các địa phương đang có Ban Dân tộc: Thực hiện sắp xếp tương đồng với Ủy ban Dân tộc Tôn giáo (ở Trung ương) theo hướng đổi tên thành Ban Dân tộc - Tôn giáo; tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ, nhiệm vụ giảm nghèo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với các địa phương không thành lập Ban Dân tộc (kể cả trường hợp đáp ứng đủ tiêu chỉ) thì chủ động quyết định chuyển chức năng tham mưu về công tác dân tộc tử Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về Sở Nội vụ - Lao động (sau hợp nhất) để thống nhất đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo và thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.
Sở Du lịch: Đối với các địa phương đang có Sở Du lịch thì căn cứ tình hình, đặc điểm của địa phương chủ động quyết định phương án hợp nhất với Sở Văn hóa, Thể thao thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc duy trì thì cũng cổ, sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bên trong của Sở này, bảo đảm năng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Sở An toàn thực phẩm: Trường hợp không duy trì thì chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm về Sở Y tế, các nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm chuyên ngành về các Sở: Y tế; Công Thương; Nông nghiệp và Môi trường.
Việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn nêu trên theo định hướng, gợi ý tại Văn bản này và yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương, bảo đảm tổng số sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 14 sở. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở.
Xem chi tiết tại Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?