Công thức tính điểm trung bình môn học của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ? Đánh giá học viên khuyết tật dựa trên nguyên tắc nào?
Công thức tính điểm trung bình môn học đối với học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục như sau:
"Điều 8. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Cuối các kì học, căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học và về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học viên, giáo viên tổng hợp và ghi đánh giá kết quả giáo dục của học viên vào bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của lớp.
2. Giáo viên căn cứ vào các điểm kiểm tra ghi trong bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục để tính điểm trung bình môn học của học viên.
a) Điểm trung bình môn học (sau đây viết tắt là ĐTBmh) đối với mỗi môn học được tính như sau:
Trong đó: ĐKTurki là điểm kiểm tra trong kì học lần 1; ĐKTtk2 là điểm kiểm tra trong kì học lần 2; ĐKTk3 là điểm kiểm tra trong kì học lần 3; ĐKTek là điểm kiểm tra cuối kì học. ĐTBmh là số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
b) Điểm trung bình môn học dùng để đánh giá kết quả giáo dục học viên theo quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, công thức tính điểm trung bình môn học đối với chương trình xóa mù chữ được quy định cụ thể như trên.
Công thức tính điểm trung bình môn học của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ? Đánh giá học viên khuyết tật dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ internet)
Đánh giá học viên khuyết tật dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá học viên khuyết tật như sau:
"Điều 9. Đánh giá học viên khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học viên không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
3. Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân."
Như vậy, việc đánh giá học viên khuyết tật được quy định theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt.
Mục đích, yêu cầu và nội dung của việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học viên?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về mục đích của việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học viên như sau:
"Điều 3. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình xóa mù chữ; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động quản lí giáo dục và dạy học."
Căn cứ Điều 4 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học viên như sau:
"Điều 4. Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của từng môn học được quy định trong Chương trình xóa mù chữ.
2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, công bằng, trung thực và khách quan.
3. Đánh giá vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; không so sánh học viên với nhau."
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung đánh giá quá trình học tập của học viên như sau:
"Điều 5. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ."
Như vậy, mục đích, yêu cầu và nội dung của việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học viên được quy định như trên.
Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 27/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?