Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
- Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
- Cộng tác viên dân số có những nhiệm vụ nào?
- Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nguồn nào?
- Việc lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thực hiện như thế nào?
Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước chi phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng như sau:
(1) Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được hưởng chế độ bồi dưỡng hằng tháng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và ngân sách địa phương bảo đảm.
(2) Hằng năm, cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Mức chi áp dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
(3) Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác, được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
(4) Mỗi cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được trang bị dụng cụ, công cụ phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Cộng tác viên dân số có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BYT thì cộng tác viên dân số có những nhiệm vụ sau:
- Cộng tác viên dân số có trách nhiệm cùng nhân viên y tế thôn và cộng tác viên các chương trình khác trên địa bàn tuyên truyền, vận động về công tác dân số, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong địa bàn quản lý.
- Trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về dân số cho người dân trong địa bàn đảm nhiệm.
- Cung cấp bao cao su, viên uống tránh thai đến từng hộ gia đình theo quy định; thực hiện tiếp thị, tiếp thị xã hội, xã hội hóa sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và dịch vụ về dân số theo quy định.
- Kiểm tra, theo dõi việc duy trì thực hiện các nội dung về dân số của các hộ gia đình tại địa bàn quản lý.
- Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo định kỳ và đột xuất về dân số theo quy định hiện hành; cung cấp số liệu cho Trạm Y tế cấp xã, lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số hộ gia đình về dân số tại địa bàn quản lý.
- Bảo quản và sử dụng các tài liệu (sổ sách, biểu mẫu báo cáo...) liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Tham dự giao ban cộng tác viên dân số hằng tháng do Trạm Y tế cấp xã tổ chức để phản ánh tình hình và báo cáo kết quả hoạt động dân số của địa bàn được giao quản lý.
- Tham dự các lớp tập huấn do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
- Phát hiện và đề xuất với cán bộ theo dõi công tác dân số cấp xã, cán bộ thuộc Trạm Y tế cấp xã các vấn đề cần thực hiện về dân số tại địa bàn quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ khác về dân số do Trạm trưởng Trạm Y tế xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì việc lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thực hiện như sau:
- Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì phải lập riêng phần kinh phí này cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương, cùng loại.
- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
- Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
- Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
- Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước quy định tại Điều 42 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?