Công dân nam trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình sẽ bị phạt đến 3.000.000 đồng?

Chào ban cố vấn, tôi là nam sinh năm 2000 tại một huyện ở tỉnh Bình Định, ngày 22/12/2021 tôi có nhận được quyết định yêu cầu tôi tham gia dân quân tự về của thị trấn nơi tôi sinh sống. Tuy nhiên do có vài việc gấp cần phải giải quyết nên tôi đã vào Thành phố Hồ Chí Minh gấp và không thể tham gia dân quân tự vệ được. Vậy việc tôi không chấp hành thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ có vi phạm pháp luật hay không?

Dân quân tự vệ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về dân quân tự vệ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 về điều khoản giải thích theo đó:

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ có các nhiệm vụ sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

- Phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trởi Việt Nam...

- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, diễn tập, hội thao.

- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Có bắt buộc tham gia dân quân tự vệ trong thời bình hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình sẽ được thực hiện như sau:

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, công dân nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình. Do đó, khi có tên trong danh sách dân quân tự vệ, bạn phải có nghĩa vụ tham gia dân quân tự về.

Trốn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ vào đêm 30 tết có thể bị xử phạt tiền đến 3.000.000 đồng?

Công dân nam trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ sẽ bị phạt đến 3.000.000 đồng?

Xử phạt đối với hành vi trốn tham gia dân quân tự vệ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ theo đó:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.

Như vậy, trong trường hợp của bạn đã có quyết định yêu cầu bạn tham gia dân quân tự vệ ở thị trấn nơi bạn ở, và nghĩa vụ này là bắt buộc. Do đó, nếu bạn đã có quyết định và bỏ vào Thành phố Hồ Chí Minh nhằm trốn tránh quyết định và không tham gia thì bạn sẽ có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.

975 lượt xem
Dân quân tự vệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để được tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong Dân quân tự vệ áp dụng từ ngày 22/12/2024 là gì?
Pháp luật
Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng?
Pháp luật
Độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ của nữ là bao nhiêu? Công dân nữ tham gia Dân quân tự vệ phải có sức khỏe thế nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ được tổ chức ở địa phương gọi là gì? Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ có phải là nhiệm vụ của Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Dân quân tự vệ tại chỗ làm nhiệm vụ ở đâu? Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ được tổ chức ở cơ quan nhà nước gọi là gì? Nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình đối với nữ?
Pháp luật
Dân quân tự vệ cơ động là gì? Người tham gia Dân quân tự vệ cơ động phải có lý lịch như thế nào?
Pháp luật
Hình thức kỷ luật nào được áp dụng cho chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của chỉ huy đơn vị?
Pháp luật
Cháu của liệt sĩ có được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hay không? Bao nhiêu tuổi thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Pháp luật
Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân quân tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào