Công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Công dân không tham gia bầu cử có bị phạt không?

Cho tôi hỏi công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Không tham gia bầu cử có bị phạt không? Đây là câu hỏi của chị Quỳnh đến từ An Giang.

Công dân không tham gia bầu cử có bị xử phạt không? Có bắt buộc phải bầu cử không?

Theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp 2013 có quy định cụ thể như sau:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Theo đó, bầu cử là một trong số những quyền công dân

Quyền này lại một lần nữa được lặp lại tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, cụ thể như sau:

Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Điều 15 Hiến pháp 2013 có quy định rằng:

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Theo đó, mặc dù bầu cử là một trong số những quyền của công dân song công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính lại không có ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện đi bầu cử mà không tham gia bầu cử.

Có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Không tham gia bầu cử có bị phạt không theo quy định của pháp luật?

Công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Công dân không tham gia bầu cử có bị phạt không?

Có được nhờ người nhà đi bầu cử hộ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nguyên tắc bầu cử cụ thể như sau:

Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Tại Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 có quy định về nguyên tắc bỏ phiếu cụ thể như sau:

Nguyên tắc bỏ phiếu
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

Theo đó, cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.

Khi cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.

Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Như vậy, công dân không được phép nhờ người nhà đi bầu cử hộ. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.

Ngày bầu cử được quy định là ngày nào?

Tại Điều 5 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về ngày bầu cử cụ thể như sau:

Ngày bầu cử
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

Như vậy, ngày bầu cử được quy định như trên.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

14,138 lượt xem
Bầu cử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người tạm trú có được đi bầu cử nơi tạm trú không?
Pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gian lận trong bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành bầu cử trong Đảng thì xác định phiếu bầu cử hợp lệ và không hợp lệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công dân có bắt buộc phải tham gia bầu cử không? Công dân không tham gia bầu cử có bị phạt không?
Pháp luật
Dùng uy tín của bản thân để người khác bỏ phiếu bầu theo ý mình là hành vi gì trong công tác cán bộ?
Pháp luật
Trong kỳ đại hội chi bộ thì Bí thư Đảng ủy mới được bầu cử có được phép ký ngay vào văn bản không? Đại hội chi bộ đảng được tổ chức mấy năm một lần theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì có được nhờ người khác viết và bỏ phiếu bầu hộ hay không?
Pháp luật
Sau hai lần bầu cử mà kết quả đều không trên 50% phiếu bầu đồng ý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới không?
Pháp luật
Ủy ban bầu cử ở các cấp có nhiệm vụ trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?
Pháp luật
Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử thì có quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành bỏ phiếu kín hay bỏ phiếu công khai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bầu cử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào