Công bố những thông tin nào về xếp hạng tín nhiệm? Những đối tượng nào có trách nhiệm bảo mật thông tin về xếp hạng tín nhiệm?
Công bố những thông tin nào về xếp hạng tín nhiệm?
Căn cứ vào Điều 36 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Công bố thông tin
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những thông tin cơ bản sau:
a) Tên của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này;
c) Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Bậc xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
đ) Danh sách, tỷ lệ góp vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
e) Thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trên 5%;
g) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 35 đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Định kỳ sáu (06) tháng một (01) lần, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những số liệu thống kê cơ bản sau:
a) Kết quả bậc xếp hạng tín nhiệm của mỗi tổ chức được xếp hạng tín nhiệm kể từ lần đầu được xếp hạng tín nhiệm;
b) Tỷ lệ bình quân về việc thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của các tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo từng bậc xếp hạng.
3. Trước ngày 01 tháng 05 hàng năm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách các tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có mức chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm chiếm trên 5% tổng doanh thu từ hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề trước thời điểm công bố thông tin.
4. Thông tin quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải được duy trì, lưu trữ tại trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong thời hạn năm (05) năm kể từ thời điểm công bố.
Theo như quy định trên thì doanh nghiệp tín nhiệm sẽ công bố những thông tin sau đây về xếp hạng tín nhiệm trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp:
- Tên của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
- Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này;
- Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
- Bậc xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
- Danh sách, tỷ lệ góp vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
- Thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trên 5%;
- Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 35 đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
Công bố những thông tin nào về xếp hạng tín nhiệm? Những đối tượng nào có trách nhiệm bảo mật thông tin về xếp hạng tín nhiệm?
Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm là gì?
Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình và quy định nội bộ nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo:
a) Theo dõi tính độc lập, khách quan của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các xung đột lợi ích hiện tại hoặc tiềm tàng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
c) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời việc tiết lộ thông tin về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải được tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ hàng năm.
Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình và quy định nội bộ nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
Những đối tượng nào có trách nhiệm bảo mật thông tin về xếp hạng tín nhiệm?
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo mật thông tin
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp không được tiết lộ thông tin về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo điều khoản về bảo mật thông tin quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, ngoại trừ các thông tin theo quy định tại Điều 36 Nghị định này, thông tin được tổ chức được xếp hạng tín nhiệm chấp thuận công bố và thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, những đối tượng có trách nhiệm phải bảo mật thông tin về xếp hạng tín nhiệm sẽ là:
- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
- Chuyên viên phân tích
- Thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?