Có thể dùng 1 số điện thoại đăng ký nhiều tài khoản VNeID không? Lợi ích của định danh điện tử trên VNeID là gì?
Có thể dùng 1 số điện thoại đăng ký nhiều tài khoản VNeID không?
Số điện thoại là một thông tin bắt buộc và quan trọng mà người dân cần cung cấp khi đăng ký trực tuyến tài khoản định danh điện tử mức độ 1 hoặc khi đến cơ quan công an làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Đồng thời số điện thoại cũng được sử dụng để nhận các thông báo liên quan đến tài khoản định danh điện tử như mã xác nhận OTP, thông báo cấp tài khoản, thông báo thay đổi trạng thái tài khoản định danh điện tử,…(vân vân)
Do vậy, để bảo đảm bảo mật thông tin cho người dân thì hiện nay, mỗi số điện thoại chỉ được sử dụng để đăng ký cho duy nhất một tài khoản định danh điện tử VNeID.
Có thể dùng 1 số điện thoại đăng ký nhiều tài khoản VNeID không? Lợi ích của định danh điện tử trên VNeID là gì? (Hình từ Internet)
Lợi ích của định danh điện tử mức 1, lợi ích của định danh điện tử mức 2 trên VNeID thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì lợi ích của định danh điện tử mức 1, lợi ích của định danh điện tử mức 2 trên VNeID từ 01/7/2024 như sau:
*** Lợi ích của định danh điện tử mức 1:
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 của công dân Việt Nam, người nước ngoài được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin về danh tính điện tử và một số tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
*** Lợi ích của định danh điện tử mức 2:
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân Việt Nam được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng căn cước điện tử, thông tin khác ngoài thông tin đã tích hợp vào căn cước điện tử được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của người nước ngoài, tài khoản định danh điện tử của cơ quan, tổ chức được sử dụng để truy cập, khai thác, sử dụng thông tin danh tính điện tử và thông tin khác được chia sẻ, tích hợp, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và toàn bộ tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
*** Một số tính năng khác:
- Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tử có địa chỉ dinhdanhdientu.gov.vn hoặc vneid.gov.vn hoặc các tiện ích khác trên các ứng dụng, phần mềm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã được kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
- Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
- Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để phục vụ giao dịch, hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản giao dịch điện tử phải do chủ thể của tài khoản cung cấp và đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.
Thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử
1. Tất cả thông tin về danh tính điện tử và thông tin khác được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
2. Tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập. Chủ tài khoản được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản định danh điện tử của mình; Cơ quan quản lý hệ thống định danh và xác thực điện tử được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản để phục vụ công tác quản lý nhà nước; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập.
Chủ tài khoản được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản định danh điện tử của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?