Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước thì có bị công khai thông tin hay không?
Như thế nào là lãng phí ngân sách nhà nước?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 thì lãng phÍ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
Trong đó:
- Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. (khoản 3 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013)
- Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định. (khoản 5 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013)
Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước thì có bị công khai thông tin hay không?
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có phải thực hiện theo nguyên tắc cụ thể nào không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 về những nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước thì có bị công khai thông tin của cơ quan đó không?
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về việc công khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý thông tin phát hiện lãng phí và biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định và sử dụng nguồn tiền thưởng từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo đó, Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước sẽ bị công khai thông tin cơ quan qua các hình thức quy định tại Điều 5 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức công khai
1. Hình thức công khai thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định của pháp luật có liên quan đến yêu cầu thực hiện công khai.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn hình thức công khai phù hợp với nội dung công khai, đối tượng công khai; tổ chức thực hiện việc công khai trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định bắt buộc về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó.
3. Tùy theo quy mô cơ quan, tổ chức, phạm vi ảnh hưởng của lĩnh vực, địa bàn hoạt động, việc công khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;
b) Đưa lên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức;
c) Thông báo trên các ấn phẩm báo chí của cơ quan, tổ chức hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, tùy vào quy mô, mức độ ảnh hưởng sẽ bị công khai thông tin theo một trong các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp và niêm yết tại trụ sở;
- Đưa lên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của đơn vị;
- Thông báo trên các ấn phẩm báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, việc công khai về hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí phải có đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí;
- Hành vi lãng phí; biện pháp đã xử lý đối với người có hành vi lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?