Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1446/QĐ-TTg 2021 Đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng Cách mạng công nghiệp

Số hiệu: 1446/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 30/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1446/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “ĐÀO TẠO, ĐÀO TẠO LẠI NÂNG CAO KỸ NĂNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Số lượng người học được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người;

b) Đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300 nghìn lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm;

c) Xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

II. PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng đào tạo, đào tạo lại

a) Đối tượng đào tạo: Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tham gia các chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai) đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b) Đối tượng đào tạo lại:

- Người lao động trong các doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

2. Thời gian thực hiện: từ năm 2021 - 2025.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại

a) Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày và các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

b) Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm quốc tế về đào tạo các ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng nghề mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

c) Xác định nhu cầu đào tạo để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nguồn nhân lực ở các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai;

d) Xác định nhu cầu đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động (nhất là lao động phổ thông) đang làm việc trong những ngành nghề bị tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có ngành nghề lao động giản đơn (ngành nghề có năng suất lao động thấp, lao động có kỹ năng thấp; lao động có nguy cơ thất nghiệp...).

2. Xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại

a) Xác định danh mục các ngành, nghề cần đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình; phân tích nghề, phân tích công việc, xác định các vị trí việc làm, xác định năng lực yêu cầu đối với người học sau khi được đào tạo (chuẩn đầu ra đào tạo) để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho từng ngành, nghề cần đào tạo, đào tạo lại;

b) Biên soạn các chương trình đào tạo, đào tạo lại theo hướng bổ sung các kiến thức, kỹ năng thiếu hụt cho nguồn nhân lực; kết hợp các kiến thức về công nghệ thông tin với các kiến thức về công nghệ mới; đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề, đồng thời tạo sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề;

c) Xây dựng định mức, kinh tế kỹ thuật đối với ngành, nghề đào tạo mới và đối với phần đào tạo bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới phục vụ triển khai chương trình đào tạo và xác định đơn giá đặt hàng đào tạo;

d) Xây dựng học liệu dùng chung cho các chương trình đào tạo để chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tham gia, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trong Chương trình; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị và các phần mềm ảo mô phỏng.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp

a) Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp tham gia Chương trình;

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết phục vụ đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp tham gia Chương trình;

c) Hình thành đội ngũ chuyên gia, nhà giáo và cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dạy trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực theo yêu cầu của Chương trình.

4. Lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để đặt hàng đào tạo, đào tạo lại

a) Xây dựng tiêu chí lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình;

b) Khảo sát, đánh giá năng lực, điều kiện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình;

c) Lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình;

d) Thường xuyên đánh giá kết quả, hiệu quả triển khai đào tạo, đào tạo lại để làm căn cứ quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tiếp tục tham gia đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình.

5. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại

a) Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn tham gia đào tạo hoặc đào tạo lại trong Chương trình theo hình thức chính quy hoặc thường xuyên; đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp được lựa chọn để đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác trong Chương trình;

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo có phân công trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại;

c) Xây dựng, vận hành cổng thông tin điện tử để quản lý, kết nối các thành phần tham gia Chương trình, phục vụ việc triển khai và quản lý, theo dõi Chương trình hiệu quả;

d) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tại doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai phương thức theo hình thức vừa học vừa làm, thời gian đào tạo phù hợp theo tính chất của kỹ năng và mức độ thiếu hụt kiến thức, kỹ năng; tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp;

đ) Thực hiện việc tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo quy định; thanh quyết toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp.

6. Tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đào tạo lại

a) Tổ chức đánh giá, tổng kết kết quả triển khai đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình;

b) Xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân;

c) Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó mở rộng đối tượng được hỗ trợ gồm cả người lao động thất nghiệp và người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao từ nguồn kinh phí, các quỹ hợp pháp và vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Chương trình này;

d) Xây dựng chuẩn năng lực người lao động đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho tng ngành, nghề và trình độ đào tạo; trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung các chuẩn đầu ra, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy định về trang thiết bị tối thiểu trong giáo dục nghề nghiệp.

III. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí triển khai Chương trình bao gồm:

1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nguồn thu sự nghiệp của các trường tham gia đào tạo.

3. Kinh phí từ các quỹ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

4. Kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình; tổ chức thí điểm khi cần thiết để triển khai các nhiệm vụ của Chương trình;

b) Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các chuẩn đầu ra, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình đào tạo, đào tạo lại trong Chương trình này;

c) Tổ chức đặt hàng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện để tham gia đào tạo, đào tạo lại của Chương trình theo quy định của pháp luật;

d) Xây dựng học liệu dùng chung cho các chương trình đào tạo, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trong Chương trình;

đ) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại theo Chương trình;

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp;

g) Tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Chương trình gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ;

h) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác để tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đề xuất nhân rộng Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc triển khai Chương trình; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với các cấp trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là ở các ngành nghề đào tạo, đào tạo lại của Chương trình này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Rà soát, dự báo nhu cầu nhân lực Việt Nam đến năm 2030 phù hợp chiến lược phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; tổng hợp nhu cầu nhân lực qua đào tạo trong các doanh nghiệp FDI phục vụ đào tạo, đào tạo lại lao động;

b) Tổng hợp kế hoạch kinh phí triển khai Chương trình thuộc nguồn kinh phí các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hợp khác để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương có liên quan bố trí kinh phí sự nghiệp theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các cơ chế, chính sách đối với các hoạt động của Chương trình; kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, về đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tham gia thực hiện Chương trình;

b) Tham gia thực hiện đánh giá, xác định, đề xuất nhu cầu đào tạo, đào tạo lại; xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người dạy trong doanh nghiệp tham gia tổ chức đào tạo, đào tạo lại và lồng ghép các chương trình, dự án thuộc trách nhiệm quản lý bảo đảm sử dụng vốn ngân sách nhà nước hiệu quả.

6. Các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia Chương trình phải bảo đảm các tiêu chí theo quy định;

b) Tham gia việc đào tạo, đào tạo lại theo đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ki
m toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).Sơn.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1446/QD-TTg

Hanoi, August 30, 2021

 

DECISION

APPROVAL FOR “TRAINING AND RETRAINING PROGRAM TO MEET THE REQUIREMENTS OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Vocational Training November 27, 2014;

Pursuant to Resolution No. 52-NQ/TW of September 27, 2019 of the Politburo on some policies on participation in the fourth industrial revolution;

At the request of the Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs.

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. TARGETS

1. Overall targets

Develop training and retraining models at various vocational training levels to provide appropriate knowledge, skills for the workforce to learn, master and effectively apply technological advances of the Fourth Industrial Revolution; connect, satisfy demands of enterprises for human resources; contribute to improvement of productivity and national competitiveness; be prepared to receive a new wave of FDI in Vietnam.

2. Specific targets

a) Provide training in new disciplines and vocations and new vocational skills in at least 20 disciplines at college and intermediate levels in the fields of information technology, new technology, high technology, future skills that meet the requirements of the Fourth Industrial Revolution. It is expected that the minimum quantity of students in each discipline and vocation/level is 120; the number of students who participate in the experimental training program is approximately 4800;

b) Provide retraining to improve knowledge and skills in association with career conversion for at least 300 thousand workers who are affected by the Fourth Industrial Revolution with a training duration of less than 1 year

c) Determine the new disciplines, vocations, vocational skills and vocational training models in order to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution; contribute to the innovation and improvement of vocational training quality towards openness, diversity and flexibility in order to meet the people’s need for life-long learning.

II. SCOPE OF THE PROGRAM

1. Training and retraining subjects:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Retraining subjects:

- Workers in enterprises who have to undergo career conversion due to the impacts of the Fourth Industrial Revolution;

- Workers in enterprises in new technology fields or who need to improve their knowledge and skills in order to learn, master and effectively apply technological advances at various vocational training levels.

2. Period: 2021 – 2025.

III. OBJECTIVES, SOLUTIONS

1. Evaluation, determination of demands for training and retraining

a) Study, survey, evaluate practical skills of workers of enterprises in the fields and vocations that are affected by the Fourth Industrial Revolution, especially textiles and garments, leather and footwear, high technology, prioritize technology in order to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution;

a) Study, apply international experience in training new disciplines, vocations and skills in order to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution.

c) Determine the demand for training in improvement of knowledge and skills in science – technology; prioritize information technology, new technology, future skills;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Development of training and retraining programs

a) Determine the list of disciplines and vocations that need training and retraining in the Program; analyze the jobs, works, positions and their demands on students after training (graduation standards) in order to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution for each discipline and vocation;

b) Write training and retraining programs towards addition of knowledge and skills for workers; combine knowledge about information technology with knowledge about new technology; meet graduation standards of the vocations while creating interconnectivity between the levels of the same vocation and among the vocations;

c) Establish economic – technical standards of each of the new disciplines, vocations additional knowledge and skills serving deployment of the training programs; determine training unit prices;

d) Develop common learning materials for training programs in order to be shared among participating vocational education institutions and enterprises; carry out digitalization; develop e-libraries and online training systems at participating vocational education institutions; encourage vocational education institutions to build multimedia classrooms, specialized rooms, simulation software and devices.

3. Improving capacity of teachers, managers of vocational education institutions and teachers in enterprises.

a) Develop training programs for improving capacity of teachers, managers of vocational education institutions and teachers in enterprises;

b) Organize provision of training, advanced training in professional knowledge and necessary skills for training and retraining serving the Fourth Industrial Revolution for teachers, managers of vocational education institutions and teachers in enterprises that participate in the Program;

c) Establish a group of experts, teachers and managers in each vocational education institution and teachers in each enterprise who satisfy requirements of the Program for training and retraining human resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Establish criteria for selection of vocational education institutions and enterprises that participate in provision of training and retraining in the Program;

b) Survey, assess capacity and conditions of vocational education institutions and enterprises that participate in provision of training and retraining in the Program;

c) Select vocational education institutions and enterprises that are capable of participating in provision of training and retraining in the Program;

d) Frequently assess the results and effectiveness of training and retraining provided as the basis for selection of vocational education institutions and enterprises that are eligible to continue participation in provision of training and retraining in the Program.

5. Organization of training and retraining

a) The State will commission selected vocational education institutions to provide training and retraining in the form of formal education or continuing education; commission selected vocational education institutions or enterprises to provide training or retraining at basic level and run other training programs in the Program;

b) Formulate the training plan which assigns responsibility of vocational education institutions and enterprises for organization of training and retraining;

c) Develop and operate an information portal to manage, connect participants in the Program, serve the effective deployment, management and monitoring of the Program;

d) Organize training and retraining at vocational education institutions, enterprises or both in the form of in-service training; training time must be appropriate for the characteristics of the skills and the lack of knowledge and skills; strengthen connection between vocational education institutions and enterprises in order to effectively use equipment and technology of enterprises for training and improve vocational capacity of students during the process of training and apprenticeship at the enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Evaluation of training and retraining results

a) Organize evaluation of results of training and retraining in the Program;

b) Determine the new disciplines, vocations, vocational skills and vocational training models in order to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution; contribute to the innovation and improvement of vocational training quality towards openness, diversity and flexibility in order to meet the people’s need for life-long learning.

c) Study and propose policies on assisting workers who participate in training and retraining for improvement of professional knowledge and skills serving career conversion to adapt to the Fourth Industrial Revolution, including unemployed workers and workers facing unemployment, from lawful sources of funding, funds and public service capital for implementation of vocational education programs and this Program;

d) Establish standards for capacity of workers who meet requirements of the Fourth Industrial Revolution in each discipline, vocation and training level; there are the basis for revision of graduation standards, economic – technical norms, regulations on minimum equipment in vocational education.

III. FUNDING

Sources of funding for implementation of the Program include:

1. State budget funding from annual budget estimates of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.

2. Public service revenues of participating training institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Integrated funding for other programs/projects approved by competent authorities, international cooperation projects, sponsorships, aids of organizations and individuals in Vietnam and other countries, and other lawful source of financing.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall:

a) Take charge and cooperate with relevant Ministries and authorities in implementation of the objectives and solutions in the Program; organize experiments where necessary for implementation of the Program;

b) Cooperate with relevant organizations, enterprises, vocational education institutions, agencies in establishing graduation standards, economic – technical norms, training and retraining programs in this Program;

c) Commission capable vocational education institutions and enterprises to participate in provision of training and retraining in the Program as prescribed by law;

d) Develop common learning materials for training programs; carry out digitalization; develop e-libraries and online training systems at participating vocational education institutions;

dd) Provide training and instructions for regulatory bodies, enterprises and vocational education institutions that participate in provision of training and retraining programs under the Program;

e) Take charge and cooperate with relevant Ministries, central authorities, local authorities, other agencies and units in proposing complementary policies on training and retraining to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution; innovate vocational education management; apply information technology to management; promote science and technology activities in vocational education; promote incubation and creation of enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Take charge and cooperate with relevant Ministries, central authorities, local authorities, other agencies and units organizing implementation, inspection, evaluation, propagation of the Program, reporting to the Prime Minister.

2. The Ministry of Education and Training shall:

Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in implementation of the Program; ensure connectivity between the levels of vocational education and other levels of the national education system, especially in the training and retraining disciplines of this Program.

3. The Ministry of Planning and Investment shall:

Review, forecast the labor demand of Vietnam by 2030 according to the development strategy and socio-economic conditions of the country; estimate the demand for trained workers of FDI enterprises;

b) Estimate the budget for implementation of the Program to in the funding sources of the program/projects funded by state budget, ODA, program/project funded by other lawful source of financing; submit it to competent authorities for approval.

4. The Ministry of Finance shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, relevant Ministries, central and local authorities in providing public service funding within their government budget capacity in each period;

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in providing detailed guidance on implementation of policies regarding activities of the Program; inspect and supervise the implementation process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in dissemination of information about vocational education, training, retraining, improvement of human resources to meet requirements of the Fourth Industrial Revolution and participation in the Program;

b) Participate in evaluation, determination, proposal of demand for training and retraining; develop training and retraining programs; improve capacity of teachers, managers of vocational education institutions and teachers in enterprises that participate in training and retraining; integrate programs/projects under their management to ensure efficient use of state budget.

6. Enterprises, vocational education institutions:

a) The enterprises and vocational education institutions that participate in the Program shall fulfill the criteria as per regulations;

b) Participate in training and retraining as commissioned by competent authorities.

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it s signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and heads of relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1446/QĐ-TTg ngày 30/08/2021 phê duyệt Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.215

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.4.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!