Cơ quan nào tiếp nhận đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 43 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được lập thành năm bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
đ) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.
Lưu ý: Hồ sơ được lập thành 5 bộ.
Cơ quan nào tiếp nhận đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng?
Cơ quan nào tiếp nhận đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định về tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
b) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Có thể nộp hồ sơ qua các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
- Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
- Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng và các Điều kiện tại Nghị định này.
2. Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
b) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Mục đích nhập khẩu; phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; chi Tiết các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
3. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất phù hợp với phương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
4. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ, phương án kinh doanh;
b) Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh;
c) Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; phương án bảo mật thông tin của khách hàng; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ.
5. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Chi Tiết các Điều kiện tại Điểm a, d Khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:
a) Các Điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Có phương án kỹ thuật phù hợp và bao gồm các nội dung: Tổng thể hệ thống kỹ thuật; việc đáp ứng về chức năng của hệ thống tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tương ứng.
Như vậy, điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?