Có được sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ? Nếu không được thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi việc sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ có được phép hay không? Câu hỏi của anh Huy (từ TP.HCM)

Có được sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ?

Tại Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về các hoạt động khác trên đường bộ như sau:

Các hoạt động khác trên đường bộ
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Như vậy, theo quy định như trên, hành vi sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy là hành vi không được phép thực hiện, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt hành chính.

Có được sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ? Sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Có được sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ? Nếu không được thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số quy định bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
……
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Theo đó, người sử dụng bàn trượt khi tham gia giao thông trên phần đường xe chạy có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ?

Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ bao gồm:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, những hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giao thông đường bộ.

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ô tô khi tham gia giao thông có bắt buộc phải có thiết bị giảm thanh?
Pháp luật
Những đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước quản lý theo Nghị định 130 mới nhất?
Pháp luật
Giao xe cho con chưa đủ tuổi lái có thể bị phạt đến 07 năm tù đúng hay không? Độ tuổi của người lái xe được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe cho người khác điều khiển xe máy bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia giao thông có phải mang bảo hiểm xe không? Dùng bảo hiểm xe máy, ô tô online có bị Cảnh sát giao thông phạt không?
Pháp luật
Kể từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải lắp camera giám sát hành trình?
Pháp luật
Từ năm 2025, người lái xe máy có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ? 07 hành vi nghiêm cấm người lái xe máy khi tham gia giao thông?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi tham gia giao thông trong trường hợp nào?
Pháp luật
Quy định về sử dụng còi xe khi tham gia giao thông? Bấm còi 'vô tội vạ' khi lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô bị phạt nặng như thế nào?
Pháp luật
Vừa lái xe máy vừa phát livestream 'gắn trên giá đỡ' có được không? Vừa lái xe máy vừa phát livestream 'gắn trên giá đỡ' bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham gia giao thông
940 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham gia giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào