Cơ cấu tổ chức Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế được quy định như thế nào? Hoạt động chung của Khối là gì?
Mới ngày 07/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động và nội dung tiêu chí thi đua năm 2023 của Khối thi đua các bộ ngành kinh tế.
Cơ cấu tổ chức Khối thi đua các bộ ngành kinh tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế:
(1)Thành viên Khối
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Công thương;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
(2) Khối trưởng, Khối phó
- Khối trưởng: Bộ Giao thông vận tải;
- Khối phó: Bộ Xây dựng.
(3) Cơ quan thường trực giúp việc Khối
- Cơ quan thường trực giúp việc Khối trưởng: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan thường trực giúp việc Khối phó và các thành viên trong Khối: đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua khen thưởng của bộ, ngành trong Khối.
Cơ cấu tổ chức Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế được quy định như thế nào? Hoạt động chung của Khối là gì? (Hình internet)
Hoạt động chung của Khối thi đua các bộ ngành kinh tế được quy định như thế nào?
Hoạt động chung của Khối được quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 bao gồm:
- Tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết hoạt động của Khối trong năm 2023 theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
- Tùy tình hình thực tế, có thể tổ chức các hoạt động như: tổ chức hội thảo, giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay, các điển hình tiên tiến; tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi đua khen thưởng, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao giao lưu giữa các đơn vị thành viên trong Khối; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội… đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Khối trưởng, Khối phó.
Khối trưởng, khối phó, các thành viên của Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế có nhiệm vụ gì?
*Nhiệm vụ của Khối trưởng quy định tại Điều 6 Quy chế hoạt động và nội dung tiêu chí thi đua năm 2023 của Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế ban hành kèm Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế hoạt động, nội dung tiêu chí và thang điểm thi đua của Khối phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của Khối và theo hướng dẫn của Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương.
- Tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Khối. Phối hợp tổ chức các hoạt động chung của Khối để các thành viên trao đổi, học tập về nghiệp vụ, kinh nghiệm; thảo luận, đề xuất các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành viên trong Khối chấm điểm, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng hằng năm của các thành viên trong Khối; đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong Khối.
- Tổ chức sơ kết và tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Khối.
+ Khối trưởng có trách nhiệm báo cáo và thống nhất về thời gian tổ chức sơ kết, tổng kết với thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương được phân công phụ trách để tham dự, chỉ đạo.
+ Chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức sơ kết, tổng kết Khối, Khối trưởng đăng ký thời gian cụ thể với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
- Giới thiệu Khối trưởng, Khối phó năm 2024 báo cáo Lãnh đạo các đơn vị thành viên trong Khối và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận Khối trưởng, Khối phó Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế năm 2024.
* Nhiệm vụ của Khối phó quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
- Phối hợp với Khối trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành hoạt động của Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế.
- Thay mặt Khối trưởng giải quyết một số công việc, hoạt động của Khối thi đua khi được Khối trưởng ủy quyền.
*Nhiệm vụ của các thành viên trong Khối quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm Quyết định 691/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
- Tham gia xây dựng nội dung và tiêu chí thi đua, thang điểm của Khối. Tổ chức phát động các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã ký kết giao ước thi đua. Phát hiện, xây dựng, tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm mới, có chất lượng, hiệu quả trong phong trào thi đua.
- Tham gia đầy đủ và đúng thành phần các hoạt động của Khối. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng, 01 năm; chấm điểm thi đua theo tiêu chí thi đua đã ban hành gửi Khối trưởng, Khối phó đúng quy định để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết của Khối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?