Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào? Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao nhiêu thành viên?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có:
a) Hội đồng quản lý;
b) Ban Kiểm soát;
c) Ban điều hành gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Thẩm quyền quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các văn bản hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam (nếu có).
Theo như quy định trên, cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm:
- Hội đồng quản lý;
- Ban Kiểm soát;
- Ban điều hành
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào? Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương có tối đa 05 thành viên là cán bộ của Hội Nông dân Trung ương hoạt động kiêm nhiệm, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương là Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
b) Một thành viên Hội đồng quản lý là Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
c) Các thành viên còn lại của Hội đồng quản lý do Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân bổ nhiệm.
2. Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh có tối đa 05 thành viên là cán bộ của Hội nông dân cấp tỉnh hoạt động kiêm nhiệm, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh là Phó Chủ tịch Hội nông dân cấp tỉnh;
b) Một thành viên Hội đồng quản lý là Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh;
c) Các thành viên còn lại của Hội đồng quản lý do Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh bổ nhiệm; trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cử 01 đại diện của Sở, ngành tại địa phương tham gia vào Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.
3. Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện có tối đa 03 thành viên là cán bộ của Hội nông dân cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện là Phó Chủ tịch Hội nông dân cấp huyện;
b) Một thành viên Hội đồng quản lý là Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện;
c) Các thành viên còn lại của Hội đồng quản lý do Ban Thường vụ Hội nông dân cấp huyện bổ nhiệm, hoạt động kiêm nhiệm; trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể cử 01 đại diện của phòng, ban tại địa phương tham gia vào Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện.
...
Theo đó, thành viên của hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như sau:
- Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: tối đa 05 thành viên là cán bộ của Hội Nông dân Trung ương hoạt động kiêm nhiệm
- Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh: tối đa 05 thành viên là cán bộ của Hội nông dân cấp tỉnh hoạt động kiêm nhiệm
- Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện: tối đa 03 thành viên là cán bộ của Hội nông dân cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân
...
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bao gồm:
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm, trung hạn và dài hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt;
c) Ban hành hoặc sửa đổi quy chế hoạt động nghiệp vụ và các quy chế nội bộ khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
d) Giám sát, kiểm tra ban điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong việc chấp hành các chính sách pháp luật và việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý;
đ) Quyết định mức lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong từng thời kỳ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
e) Phê duyệt cho vay, quyết định phương án vận động vốn và xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền;
g) Thông qua báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các quỹ hằng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Kiểm soát để trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt;
h) Trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định ban hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
i) Trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt phương án bố trí nhân sự để thành lập bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
k) Ban hành hoặc sửa đổi Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Theo đó, Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân có nhiệm vụ và quyền hạn như quy định trên.
Nghị định 37/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 8/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?