Có bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính năm trước khi nộp cho cơ quan nhà nước hay không?
- Có bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính năm trước khi nộp cho cơ quan nhà nước hay không?
- Không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính thì bị xử phạt như thế nào?
- Thời điểm thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính năm là khi nào?
- Thực hiện báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là nhằm mục đích gì?
Có bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính năm trước khi nộp cho cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 33 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Đồng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định như sau:
Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Theo đó, chỉ trong những trường hợp pháp luật kiểm toán và các pháp luật chuyên ngành khác có quy định phải kiểm toán thì báo cáo tài chính năm của những đơn vị này bắt buộc phải kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
Có bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính năm trước khi nộp cho cơ quan nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán trong các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, nếu đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính thì có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Thời điểm thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính năm là khi nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Theo đó, thời hạn thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính năm là trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
Thực hiện báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định:
Giá trị của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
2. Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
3. Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
4. Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
a) Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
b) Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
Như vậy, mục đích của việc Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là để ánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?