Có bao nhiêu danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực NN&PTNT ở địa phương mới nhất?
- Có bao nhiêu danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực NN&PTNT ở địa phương mới nhất?
- Thời gian định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương là bao lâu?
- Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác là gì? Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như thế nào?
- Có mấy trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
Có bao nhiêu danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực NN&PTNT ở địa phương mới nhất?
Tại Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định:
* Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi bao gồm:
- Quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.
- Kiểm dịch động vật.
- Kiểm lâm.
- Kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc, gia cầm.
- Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.
Như vậy, có 05 danh mục vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương phải định kỳ chuyển đổi theo quy định nêu trên.
Thời gian định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương là bao lâu?
Tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định:
*Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi nêu trên là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
- Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm được phân công làm việc ở vị trí công tác đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
Còn hiện hành đang áp dụng thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với các vị trí công tác quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2015/TT-BNNPTNT còn hiệu lực áp dụng đến ngày 16/07/2023.
*Về thực hiện và chịu trách nhiệm:
- Do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành.
- Đồng thời Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Thông tư này gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, kiểm tra theo quy định.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.
Có bao nhiêu danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực NN&PTNT ở địa phương mới nhất? (Hình internet)
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác là gì? Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
- Bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo đó:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Có mấy trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Như vây, có 04 trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định trên..
Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 7 năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?