Chương trình Countdown 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024?

Chương trình Countdown 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024 ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Thủ Đức

Chương trình Countdown 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào? Địa điểm và thời gian tổ chức ra sao?

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024.

Trong đó nổi bật là hai chương trình là chương trình Countdown 2024 đếm ngược thời gian và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật.

Cụ thể đối với chương trình Countdown 2024 đón chào năm mới:

Chương trình countdown 2024 đếm ngược thời gian đón chào năm mới sẽ diễn ra vào tối 31-12, tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Ngoài ra, các chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức ở thành phố Thủ Đức và các quận huyện trong 2 đêm là 31-12-2023 và 1-1-2024.

TPHCM cũng sẽ có nhiều hoạt động thể thao chào năm mới như liên hoan võ thuật tại khu vực phía trước Nhà hát thành phố, giải đua xe đạp phong trào trên tuyến đường Mai Chí Thọ…

Đồng thời, thành phố Thủ Đức cũng tổ chức tuần lễ hoạt động chào đón năm mới 2024, diễn ra từ 23-12-2023 đến 1-1-2024 với chủ đề “Hội tụ Thủ Đức”. Chương trình sẽ có các hoạt động như lễ khánh thành công viên hoa hướng dương, sự kiện chào đón năm mới Countdown Fest; bay dù lượn và khinh khí cầu, trải nghiệm chuỗi gian hàng mua sắm, ẩm thực, hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân tộc, hoạt động biểu diễn đường phố và các hoạt động thể thao cộng đồng.

Chương trình countdown 2024 tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024?

Chương trình countdown 2024 tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024? (Hình từ Internet)

Có được sử dụng pháo hoa để phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ
1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo như quy định trên, được sử dụng pháo hoa trong họa động văn hóa, nghệ thuật.

Đồng thời cần lưu ý khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Tết 2024, người dân có được phép sử dụng pháo hoa không?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, theo các quy định trên thì Tết 2024 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Theo đó, khi sử dụng pháo hoa cần phải lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm trên.


Chương trình countdown 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Countdown 2024 Huế tổ chức ở đâu? Thời gian diễn ra Chương trình Countdown 2024 Huế là mấy giờ?
Pháp luật
Countdown 2024 TPHCM có tổ chức bắn pháo hoa không? Countdown 2024 TPHCM diễn ra cụ thể ở đâu?
Pháp luật
TP.HCM cấm đường Nguyễn Huệ để tổ chức countdown 2024 vào thời gian nào? Xe cộ lưu thông như thế nào? Hướng dẫn lộ trình thay thế?
Pháp luật
Chương trình Countdown 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình countdown 2024
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,694 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình countdown 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình countdown 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào