Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông mới có khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc ra sao?

Tôi muốn hỏi chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông mới có khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc ra sao? - câu hỏi của chị Hạ Linh (Huế).

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông mới có khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc ra sao?

Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc như sau:

Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:

- Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).

- Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).

- Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Thời gian bồi dưỡng:

- Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).

- Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết;

+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết;

+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.

Cấu trúc chương trình

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông mới có khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc ra sao?

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông mới có khối lượng kiến thức, thời gian và cấu trúc ra sao?

Nội dung chính của các chuyên đề chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông như thế nào?

Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ nội dung chính của các chuyên đề chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông như sau:

Phần I: Kiến thức chung

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

- Những vấn đề chung của quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục phổ thông (GDPT)

- Phân cấp QLNN về GDPT

- Thực thi QLNN về GDPT

Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam

- Bối cảnh, xu thế GDPT và những thách thức đối với GDPT ở Việt Nam hiện nay

- Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam

- Các yêu cầu đảm bảo phát triển GDPT của Việt Nam

Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT

- Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan công tác phát triển đội ngũ GVPT

- Quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ GVPT

- Một số kỹ năng cần thiết trong thực thi VBQPPL

Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp

Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

- Một số vấn đề chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

- Một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

- Đánh giá, tự đánh giá và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THPT

- Những vấn đề chung về hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THPT

- Các mô hình, quy trình hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn

- Một số kỹ năng hỗ trợ, thúc đẩy đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THPT

- Lập kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THPT

Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THPT

- Năng lực tự học của giáo viên THPT

- Năng lực NCKH, ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THPT

Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THPT

- Chuyển đổi số trong giáo dục THPT

- Các năng lực chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên

- Kiến thức, kĩ năng CNTT để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh THPT

Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THPT

- Những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên

- Biểu hiện và cấu trúc của năng lực thích ứng

- Các hoạt động phát triển năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THPT

Mục tiêu cụ thể của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông là gì?

Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ mục tiêu cụ thể của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên trung học phổ thông như sau:

- Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.

- Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:

+ Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

+ Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;

+ Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay;

+ Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT;

+ Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định mới nhất về mức lương đối với giáo viên trung học phổ thông là gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 1 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng Giáo viên trung học phổ thông hạng 3 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530? Hướng dẫn các bước đánh giá, xếp loại giáo viên THPT hiện nay?
Pháp luật
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ gì và khi nghỉ hè có được phụ cấp trách nhiệm không?
Pháp luật
Hiệu trưởng không tính tiền thừa giờ 02 tiết bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên trung học phổ thông có đúng không?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông có được thân mật với học sinh? Có được bố trí vị trí việc làm cũ khi hết thời gian đình chỉ công tác giáo viên?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông có được từ chối dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông không? Nhiệm vụ của giáo viên được quy định thế nào?
Pháp luật
Định mức tiết dạy tổ trưởng tổ bộ môn theo quy định là bao nhiêu tiết mỗi tuần? Giáo viên kiêm nhiệm 2 chức vụ trong trường thì sẽ được giảm số tiết dạy như nào?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu thăng hạng 2 có cần bổ sung không?
Pháp luật
Bảng lương Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 mới nhất hiện nay? Mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên trung học phổ thông
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,710 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên trung học phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên trung học phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào