Cho vay tiền để cá độ bóng đá có phải là đồng phạm hay không? Cá độ bóng đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội danh gì?
Cá độ bóng đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội danh gì?
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, hành vi cá độ bóng đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc nếu thỏa mãn các cấu thành của tôi danh này theo khung hình phạt như sau:
Khung 1: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền hoặc hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc;
- Tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung tăng nặng: Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời, khi chưa đến mức bị truy cứu hình sự nêu trên, hành vi cá độ cũng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi đánh bạc trái phép
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Theo đó, người có hành vi cá độ bóng đá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức xử phạt trên là gấp đôi.
Cho vay tiền để cá độ bóng đá có phải là đồng phạm hay không? Cá độ bóng đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội danh gì? (Hình từ Internet)
Cho vay tiền để cá độ bóng đá có phải là đồng phạm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Người đồng phạm bao gồm:
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Theo đó, khi xác định người cho vay tiền để cá độ bóng đá có phải là đồng phạm hay không, cần căn cứ vào việc ban đầu người cho vay có biết mục đích của bên vay là dùng số tiền đó để cá độ hay không.
Trường hợp bên cho vay không biết mục đích sử dụng tài sản sau khi cho vay là để cá độ thì đây là một giao dịch dân sự bình thường. Do đó người này không được xem là đồng phạm trong Tội đánh bạc đồng thời không thuộc trường hợp không tố giác tội phạm; che giấu tội phạm.
Tuy nhiên trường hợp bên cho vay biết bên đi vay sẽ dùng tài sản để cá độ bóng đá, thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là người đồng phạm đối với tội danh đánh bạc nếu thỏa mãn các cấu thành cũng như các yếu tố khác trong xác định đồng phạm của vụ án hình sự.
Cấu thành của tội danh đánh bạc là gì?
Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
Khách thể: Xâm phạm đến trật tự công cộng.
Mặt khách quan: Hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào với tiền hoặc hiện vật có giá trị giá trị từ 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng trước đó đã vi phạm hành vi tương tự mà chưa được xóa án tích.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý - Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội
Chủ thể: Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?