Chính thức bỏ hết cơ chế thu nhập đặc thù từ 01/7/2024? Sẽ bảo lưu tiền lương đối với đơn vị hưởng lương đặc thù?
Chính thức bỏ tất cả cơ chế thu nhập đặc thù từ 01/7/2024?
Theo Thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, sáng 10/11/2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.
Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Đồng thời, từ 01/7/2024, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở sẽ được thực hiện điều chỉnh.
Như vậy, chính thức từ 01/7/2024, thực hiện cải cách tiền lương đồng thời tăng lương hưu, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội.
Theo Thông tin từ Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, từ 01/7/2024 sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Theo đó, trong khoảng thời gian từ 01/01/2024 đến 30/6/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Chính thức bỏ hết cơ chế thu nhập đặc thù từ 01/7/2024? Sẽ bảo lưu tiền lương đối với đơn vị hưởng lương đặc thù? (Hình từ Internet)
Sẽ bảo lưu tiền lương đối với đơn vị hưởng lương đặc thù?
Như đã đề cập, khi thực hiện cải cách tiền lương thì các đơn vị của một số ngành đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ không còn được hưởng chính sách lương đặc thù nữa. (Ước tính có 36 cơ quan, đơn vị với 134.284 cán bộ công chức).
Để đảm bảo nguyên tắc "chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng" của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương.
Do vậy, 36 đơn vị áp dụng thu nhập đặc thù nêu trên sẽ được bảo lưu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương (nếu lương mới thấp hơn tiền lương hiện hưởng).
Cơ cấu tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ-TW 2018 ra sao?
Như đã đề cập, theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bỏ cách tính lương dựa trên lương cơ sở và hệ số lương. Khi đó, lương sẽ được tính theo cơ cấu tiền lương mới.
Cụ thể:
(1) Đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang (Khu vực công)
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trong đó, cơ cấu tiền lương của cán bộ công chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Căn cứ khoản 3.2 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
...
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Theo đó, cơ cấu tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?