Chính sách hỗ trợ việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào?

Nhiệm vụ thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của chị Uyên tại Hà Nội.

Chính sách hỗ trợ việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào?

Ngày 10/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Theo đó, tại tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đề ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhiệm vụ thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được cụ thể thực hiện bằng 5 nhóm giải pháp chính bao gồm:

- Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững

- Tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp, đặcbiệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ.

- Đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung – cầu lao động, công tác dự báo cung – cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồngbộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.

- Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm cho người lao động

Chính sách hỗ trợ việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào?

Chính sách hỗ trợ việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc đầu tư, phát triển kinh tế để tạo nhiều việc làm bền vững sẽ được Nhà nước thực hiện bằng những biện pháp cụ thể nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 Chính phủ có nêu rõ về nhiệm vụ tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững sẽ được các cơ quan có thẩm quyền định hướng thực hiện như sau:

- Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao.

- Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững, nhất là việc làm năng suất cao; nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ tuyển dụng và sử dụng các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo tham gia thị trường lao động, có việc làm bền vững.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc để tăng hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ.

- Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chấtlượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếuthế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số;

Uu tiên bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

- Xây dựng bản đồ công nghiệp của Việt Nam để làm cơ sở xây dựngphươngán cung ứng, phân bổ, sử dụng lao động trên toàn quốc, tận dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đìnhđăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức.

Chính sách hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm cho người lao động được Nhà nước thực hiện bằng những biện pháp cụ thể nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 Chính phủ có nêu rõ về nhiệm vụ hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm cho người lao động được Nhà nước thực hiện bằng những biện pháp cụ thể như sau:

- Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao độngvềhình thức, phương thức, mức đóng góp và mức hưởng thụ; đơn giản hóa thủtụchành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cầnthiếtcho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện.

- Tổ chức cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao độngkhi tham gia thị trường lao động.

- Thúc đẩy và phát huy vai trò trung tâm của tổ chức Công đoànViệt Nam trong thu hút người lao động và tổ chức của người lao động gia nhập Công đoànViệt Nam, phát triển thành viên, nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thươnglượng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Tổ chức thực hiện các giải pháp để thu hút, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp,…cho người lao động;

Đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động; đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện.

- Nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động; đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động; trước mắt tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà ở và hạ tầng xã hội khác cho người lao động, chính sách hỗ trợ tín dụng để giải quyết vấn đề về chỗ ở cho người lao động.

- Đẩy nhanh việc xây dựng, tích hợp hệ thống thông tin để xác định, địnhdanh làm căn cứ hỗ trợ xã hội đối với người lao động thông qua xác định mã địnhdanh công dân (thẻ Căn cước công dân).

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợpđồng lao động,đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động

Hỗ trợ việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người bị thu hồi đất được hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước thế nào? Ai là người có đất thu hồi được hỗ trợ việc làm?
Pháp luật
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho đối tượng nào? Thông qua các hoạt động gì?
Pháp luật
Lãi suất cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với người lao động cấp tỉnh năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Chính sách hỗ trợ việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động trong giai đoạn tới được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỗ trợ việc làm
2,228 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ việc làm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào