Chính sách đối với người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 20/10/2023 được quy định như thế nào?
Chính sách đối với người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 20/10/2023 được quy định như thế nào?
Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 nhằm điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 20/10/2023.
Theo đó, ngày 29/10/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 nhằm hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người mắc bệnh Covid-19 và chế độ, chính sách cho người tham gia chống dịch Covid-19 từ ngày 20/10/2023.
Tại Mục 3 Công văn 6922/BYT-KHTC năm 2023 hướng dẫn các chế độ chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 thuộc nhóm B như sau:
Chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 thuộc nhóm B được thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch kể từ ngày 20/10/2023.
Chính sách đối với người tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 20/10/2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ phụ cấp chống dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B hiện nay là bao nhiêu?
Chế độ phụ cấp chống dịch được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
Chế độ phụ cấp chống dịch
1. Chế độ phụ cấp chống dịch:
a) Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức sau đây:
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người;
Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
b) Trường hợp dịch chưa được công bố nhưng phải đi giám sát, điều tra, xác minh dịch cũng được hưởng mức phụ cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, nhóm C mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch.
Như vậy, theo quy định trên, chế độ phụ cấp chống dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B được quy định như sau:
Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng phụ cấp chống dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B là: 100.000 đồng/ngày/người.
*Trường hợp tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên.
Tức là đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 1.3*100.000 đồng/ngày/người.
*Trường hợp tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Tức là đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 1.8*100.000 đồng/ngày/người.
Chế độ phụ cấp thường trực trong việc chống dịch 24/24 giờ được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định về chế độ phụ cấp thường trực trong việc chống dịch 24/24 giờ như sau:
* Nguyên tắc thực hiện:
- Việc tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ căn cứ vào văn bản công bố dịch của cấp có thẩm quyền, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc triển khai các giải pháp phòng chống dịch, trong đó có thường trực phòng, chống dịch. Bộ Y tế quyết định danh sách các cơ sở y tế thuộc trung ương quản lý tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ; Giám đốc Sở Y tế quyết định danh sách cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ; Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp quyết định phân công các thành viên Ban Chỉ đạo thường trực chống dịch 24/24 giờ;
- Thủ trưởng cơ sở y tế dự phòng được giao nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định và chịu trách nhiệm về số lượng và phân công người thường trực. Cơ cấu phiên trực gồm: lãnh đạo đơn vị, cán bộ dịch tễ, xét nghiệm, người tham gia xử lý dịch; riêng đối với cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện bổ sung thêm 01 nhân viên của trạm y tế xã nơi xảy ra dịch;
- Người lao động thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được phân công thường trực chống dịch 24/24 giờ tại nơi công tác thì áp dụng mức phụ cấp thường trực quy định tại Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg; trường hợp được huy động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng thì áp dụng mức phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.
- Trường hợp người lao động thuộc cơ sở y tế dự phòng, trong ngày được phân công và đang làm nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng nhưng được thủ trưởng đơn vị điều động trực tiếp tham gia hoạt động chống dịch quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được hưởng một chế độ phụ cấp có mức cao nhất.
* Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ
- 100.000 đồng/ngày/người, áp dụng cho tất cả các loại dịch; vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường; vào ngày lễ, ngày Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường.
Bên cạnh đó, mgười lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.
Ngoài ra, người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương như sau:
- Vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày;
- Vào ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
Trường hợp đơn vị huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?