Chế độ đãi ngộ đối với Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nơi ở của Chủ tịch nước được bố trí như thế nào?

Chế độ đãi ngộ đối với Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nơi ở của Chủ tịch nước được bố trí như thế nào? - Câu hỏi của anh Đình (Hà Nội)

Chủ tịch sẽ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Căn cứ tại Quyết định 121-QĐ/TW năm 2018 về Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Chủ tịch nước được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:

(1) Chế độ, nội dung khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ

- Chủ tịch nước được tổ chức định kỳ khám, kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.

- Bác sĩ tiếp cận, thăm khám sức khỏe hằng ngày.

- Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.

- Khi đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.

- Khi đi công tác nước ngoài: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận.

(2) Chế độ điều trị bệnh, nghỉ dưỡng sức, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý

- Nếu có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

- Hằng năm, thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.

- Nếu bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

- Ngoài ra, Chủ tịch nước còn phải thực hiện tốt những chế độ sau:

+ Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.

+ Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.

+ Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.

Chế độ đãi ngộ đối với Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nơi ở của Chủ tịch nước được bố trí như thế nào?

Chế độ đãi ngộ đối với Chủ tịch nước được quy định như thế nào? Nơi ở của Chủ tịch nước được bố trí như thế nào? (Hình từ internet)

Nơi ở của Chủ tịch nước được bố trí như thế nào?

Căn cứ tại Quyết định 03/2022/QĐ-TTg và Điều 32 Luật Nhà ở 2014, đối với các chức danh Chủ tịch nước, bố trí nhà ở công vụ đảm bảo điều kiện công tác và yêu cầu an ninh, bảo vệ theo quy định.

Theo đó, đối với nhà ở công vụ của Chủ tịch nước quy định như sau:

+ Biệt thự cao không quá 04 tầng có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định

+ Diện tích đất khuôn viên từ 450 m2 đến 500 m2;

+ Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho biệt thự công vụ này là 350 triệu đồng.

Mức lương Chủ tịch nước năm 2023 là bao nhiêu?

Hiện tại, trong năm 2023 chưa thực hiện cải cách tiền lương công chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Do đó, tiền lương của cán bộ, công chức sẽ tiếp tục được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số lương.

Căn cứ Mục I Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hệ số lương là 13,00.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng. Tương đương mức lương Chủ tịch nước là 19.370.000 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 Quốc hội đã quy định về việc sẽ tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.

Như vậy, mức lương Chủ tịch nước là 23.400.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/2023)

Chủ tịch nước có thuộc đối tượng được áp dụng chế độ cảnh vệ?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:

Đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định Luật Cảnh vệ 2017.

Theo đó, Chủ tịch nước là đối tượng được áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện.

- Chế độ cảnh vệ đối với Chủ tịch nước theo khoản 1 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 được áp dụng các biện pháp sau đây:

+ Bảo vệ tiếp cận.

+ Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch nước.

+ Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác.

+ Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng.

+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

- Chế độ cảnh vệ đối với khu vực làm việc của Chủ tịch nước theo khoản 1 Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 được áp dụng các biện pháp sau đây:

+ Tuần tra, canh gác thường xuyên.

+ Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.

+ Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết.

+ Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017, chế độ cảnh vệ còn quy định đối với phương tiện di chuyển của Chủ tịch nước khi đi công tác như sau:

- Đi bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường;

- Đi công tác bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng,

- Đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ;

- Đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ;

- Và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 04/2019/NĐ-CP theo đó Chủ tịch nước là chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,451 lượt xem
Chủ tịch nước Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Chủ tịch nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch nước
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có những quyền nào? Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước quyền lực của ai cao hơn?
Pháp luật
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
Pháp luật
QUỐC HỘI BẦU ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Pháp luật
Chủ tịch nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Thường trực Ban bí thư theo quy định pháp luật hiện nay không?
Pháp luật
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Pháp luật
Ai được giới thiệu bầu Chủ tịch nước 2024? Quy trình bầu Chủ tịch nước năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Kết quả bầu Chủ tịch nước ngày 21 10 2024 được thông qua khi nào? Chủ tịch nước của Việt Nam hiện nay có những quyền hạn gì?
Pháp luật
Chính thức tân Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 là ai?
Pháp luật
Danh sách nhân sự bầu Chủ tịch nước ngày 21/10/2024 được trình khi nào? Quy trình bầu Chủ tịch nước?
Pháp luật
Trực tiếp Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước mới xem ở đâu? Trình tự Lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào