Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Chánh Thanh Tra Tổng cục, Cục?
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục là ai? Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định khái niệm cụ thể về chức danh Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Luật Thanh tra 2022 có thể hiểu Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục là người đứng đầu Thanh tra Tổng cục, Cục, lãnh đạo Thanh tra Tổng cục thực hiện nhiệm vụ:
- Thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước được phân cấp quản lý;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục, Điều 20 Luật thanh tra 2022 có quy định sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục;
- Lãnh đạo Thanh tra Tổng cục, Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Báo cáo Tổng cục trưởng, Cục trưởng để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý;
- Kiến nghị Tổng cục trưởng, Cục trưởng đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Chánh Thanh Tra Tổng cục, Cục? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo quy định về tổ chức của Thanh tra Tổng cục, cục tại khoản 1 Điều 21 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Thanh tra Tổng cục, Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục do Tổng Cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra Bộ.
2. Tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục sẽ do Tổng Cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ là người có thẩm quyền ra ý kiến về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục.
Chánh Thanh Tra Tổng cục, Cục xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Thanh tra 2022 có quy định về phương thức xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra như sau:
Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
...
2. Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như sau:
a) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Chính phủ với cơ quan thanh tra khác thì Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra;
b) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra Bộ thì các Chánh Thanh tra Bộ trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Bộ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra Bộ trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra;
d) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Bộ hoặc Thanh tra Tổng cục, Cục với cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ thì Chánh Thanh tra Bộ trao đổi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định;
đ) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ trao đổi với Chánh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành thanh tra;
e) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thanh tra;
g) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra Tổng cục, Cục trong cùng một Bộ thì các Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ xem xét, quyết định;
h) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra tinh trao đổi với Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra;
i) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở thì các Chánh Thanh tra sở trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, quyết định;
k) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra sở với Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra sở trao đổi với Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra sở tiến hành thanh tra;
l) Việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của cơ quan thanh tra của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với cơ quan thanh tra khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định khi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thành lập.
Như vậy, căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 55 Luật Thanh tra 2022 và điểm g khoản 2 Điều 55 Luật Thanh tra 2022 thì Chánh Thanh Tra Tổng cục, Cục xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra như sau:
- Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện:
+ Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý;
+ Trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thanh tra.
- Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra Tổng cục, Cục trong cùng một Bộ:
+ Các Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi để xử lý;
+ Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ xem xét, quyết định.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?