Cảnh sát cơ động có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự khi đang thực hiện nhiệm vụ hay không?
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động và trách nhiệm của tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:
- Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động bao gồm:
+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
+ Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 19 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về trách nhiệm của tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:
- Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.
Quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của Cảnh sát cơ động được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về Quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của Cảnh sát cơ động như sau:
- Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó. Trường hợp thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố, việc huy động người, phương tiện, thiết bị thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố.
- Thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ thuộc Cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ độc lập;
+ Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát cơ động tại hiện trường quyết định huy động người, phương tiện, thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động huy động người, phương tiện, thiết bị có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Trường hợp người, phương tiện, thiết bị được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cảnh sát cơ động có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự khi đang thực hiện nhiệm vụ hay không? (Hình từ internet)
Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động như sau:
“Điều 18. Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
2. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, kính trọng, lễ phép, tận tụy phục vụ Nhân dân.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị của Cảnh sát cơ động.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.”
Theo đó trong trường hợp cấp bách theo quy định tại khoản này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?