Cần chuẩn bị thuốc điều trị như thế nào đối với phụ nữ có thai mắc COVID-19 điều trị tại nhà?
Tiêu chí đối với người mắc COVID-19 quản lý tại nhà
Đối với người mắc COVID-19 quản lý tại nhà, theo hướng dẫn tại Mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 cụ thể như sau:
*Đối với tiêu chí lâm sàng
- Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:
+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;
+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
- Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
*Đối với tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe
- Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;
- Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của hai mục ở trên.
Covid-19
Những vật dụng và thuốc cần thiết phải chuẩn bị tại nhà khi có người mắc COVID-19 là gì?
Tại Mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về những vật dụng và thuốc cần thiết phải chuẩn bị tại nhà cụ thể như sau:
*Đối với những vật dụng cần thiết
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).
*Đối với những loại thuốc cần thiết
- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
Những loại thuốc nào được sử dụng cho phụ nữ có thai mắc COVID-19?
Tại Mục 4 Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 775/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn những loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ có thai mắc COVID-19 cụ thể như sau:
- Thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt > 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần (liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”).
Mục 5.2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt dành cho người lớn cụ thể như sau:
5.2. Điều trị
a) Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:
- Người lớn: paracetamol, mỗi lần 01 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.
- Thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết:
+ Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;
+ Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;
+ Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm (10-20 mg/ngày).
- Tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú... khi chưa có chỉ định, kê đơn.
Trên đây là một số quy định về những loại thuốc mà phụ nữ có thai mắc COVID-19 được dùng và một số thông tin về sự chuẩn bị cần thiết cho những người mắc COVID-19. Nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng không ổn, kéo dài, hãy liên lạc ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời về sức khỏe, tránh ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?