Cách xác định phiếu hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu như thế nào?
- Cách xác định phiếu hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu như thế nào?
- Những trường hợp nào được xem là phiếu không hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu?
- Nội dung kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp ra sao?
- Nội dung kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp?
Cách xác định phiếu hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 về Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ như sau:
- Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ. TẢI VỀ
+ Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
+ Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
- Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.TẢI VỀ
+ Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
Như vậy, Cách xác định phiếu hợp lệ trong sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định nêu trên.
Cách xác định phiếu hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu như thế nào? (Hình internet)
Những trường hợp nào được xem là phiếu không hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 về những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ gồm:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
- Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Đồng thời, trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Bên cạnh đó, trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Nội dung kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp ra sao?
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định:
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
a) Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
c) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
d) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
đ) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Như vậy, Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau:
- Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu
Nội dung kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp?
Tại khoản 2 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định:
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
...
2. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
a) Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
c) Số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
d) Số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Như vậy, Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau:
- Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;
- Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
- Số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Lưu ý: Tổng số phiếu được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu tín nhiệm quy định tại các Điều 12, 13, 17 Nghị quyết 96/2023/QH15 và khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 là tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm được thông qua.
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo năm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp huyện trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 96/2023/QH15.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?
- Quy trình, thủ tục xét thưởng đột xuất trong Bộ Nội vụ như thế nào? 05 tiêu chí chấm điểm thành tích công tác đột xuất?
- Lời chúc các chú bộ đội Hải quân ngắn gọn nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12 ra sao?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?