Cách tính lương hưu năm 2024 đối với người tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014?
Cách tính lương hưu năm 2024 đối với người tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện khi đủ tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được hưởng lương hưu.
Theo đó, mức lương hưu năm 2024 của người tham gia BHXH tự nguyện được xác định theo khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
- Đối với lao động nam:
Cách tính lương hưu năm 2024 như sau:
Mức lương hưu = (45% + Tỷ lệ hưởng lương hưu cộng thêm) x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Trong đó, tỷ lệ lương hưu cộng thêm được tính như sau. Lấy 20 năm đóng BHXH tự nguyện làm chuẩn, nếu thêm mỗi năm thì được cộng thêm 2%, tối đa là 75%.
Ví dụ:
(1) Anh A có đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện -> Tỷ lệ hưởng lương hưu của anh A là 45%
Lương hưu của anh A = 45%x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
(2) Anh B có 25 năm đóng BHXH tự nguyện -> Tỷ lệ hưởng lương hưu của anh B là 45% + 2% x 05 năm = 55%
Lương hưu của anh A = 55%x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
- Đối với lao động nữ:
Theo điểm b khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH tự nguyện sẽ có tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%.
Đối chiếu với điều kiện hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, do đó, khi tính lương hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu của nữ đã được cộng thêm 2% cho mỗi năm (05 năm) là 10% -> Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với nữ là 45% + 10% = 55%.
Cách tính lương hưu năm 2024 như sau:
Mức lương hưu = (55% + Tỷ lệ hưởng lương hưu cộng thêm) x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Trong đó, tỷ lệ lương hưu cộng thêm được tính như sau. Lấy 20 năm đóng BHXH tự nguyện làm chuẩn, nếu thêm mỗi năm thì được cộng thêm 2%, tối đa là 75%.
Cách tính lương hưu năm 2024 đối với người tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014? (Hình từ Internet)
Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ngày 01/01/2024 người lao động tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu -> Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01/02/2024.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024 được xác định như sau:
Phương thức đóng | Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | Ghi chú |
Đóng hàng tháng | Mức đóng = 22% x Mức thu nhập do người tham gia lựa chọn | - Trường hợp thuộc các đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện thì mức đóng hàng tháng sẽ trừ ra mức Nhà nước hỗ trợ. - Mức thu nhập tối đa đóng BHXH tự nguyện là 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm. |
Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần | Mức đóng = Mức đóng hàng tháng x3 (hoặc x6 hoặc x12) tùy theo phưng thức đóng | - Trong thời gian đóng, nếu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng. - Trong thời gian đóng, được hoàn trả 01 phần số tiền đã đóng nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau: + Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; + Hưởng bảo hiểm xã hội một lần; + Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. |
Đóng 01 lần cho nhiều năm về sau | Mức đóng = Tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. | Trong thời gian đóng, được hoàn trả 01 phần số tiền đã đóng nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau: - Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Hưởng bảo hiểm xã hội một lần; - Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. |
Đóng một lần cho những năm còn thiếu | Mức đóng =Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. |
Lưu ý: Về mức thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ 01/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cụ thể, lương cơ sở từ thời điểm này sẽ chính thức bị bãi bỏ.
Do vậy, từ 01/7/2024, quy định mức thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất sẽ không còn phù hợp, cần có những quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?