Các vị trí việc làm của công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng?

Tôi muốn hỏi công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng được làm việc tại các vị trí nào? - câu hỏi của chị My (Đà Lạt)

Công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng được làm việc tại các vị trí nào?

Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng như sau:

- Vị trí việc làm về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng

+ Chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng;

+ Chuyên viên chính về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng;

+ Chuyên viên về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng.

- Vị trí việc làm về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng

+ Chuyên viên cao cấp về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng;

+ Chuyên viên chính về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng;

+ Chuyên viên về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng.

- Vị trí việc làm về nghiệp vụ ngân hàng trung ương

+ Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;

+ Chuyên viên chính về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;

+ Chuyên viên về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;

+ Cán sự về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;

+ Nhân viên về nghiệp vụ ngân hàng trung ương.

- Vị trí việc làm về thanh tra, giám sát ngân hàng

+ Thanh tra viên cao cấp về thanh tra, giám sát ngân hàng;

+ Thanh tra viên chính về thanh tra, giám sát ngân hàng;

+ Thanh tra viên về thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Vị trí việc làm về kiểm soát ngân hàng

+ Kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng;

+ Kiểm soát viên chính về kiểm soát ngân hàng;

+ Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng.

- Vị trí việc làm về phòng, chống rửa tiền

+ Chuyên viên cao cấp về phòng, chống rửa tiền;

+ Chuyên viên chính về phòng, chống rửa tiền;

+ Chuyên viên về phòng, chống rửa tiền.

- Vị trí việc làm về tiền tệ, ngân hàng quốc tế

+ Chuyên viên cao cấp về tiền tệ, ngân hàng quốc tế;

+ Chuyên viên chính về tiền tệ, ngân hàng quốc tế;

- Vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng

+ Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng;

+ Chuyên viên chính về quản lý tổ chức tín dụng;

+ Chuyên viên về quản lý tổ chức tín dụng.

Công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng được làm việc tại các vị trí nào?

Các vị trí việc làm của công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng?

Để trở thành chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng cần phải có trình độ thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định các yêu cầu trình độ đối với chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng là:

- Trình độ đào tạo:

+ Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.

+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền

- Bồi dưỡng, chứng chỉ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Kinh nghiệm:

+ Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng)

+ Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Cụ thể:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh

- Phẩm chất cá nhân:

+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

+ Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

+ Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

+ Khả năng đoàn kết nội bộ.

+ Chịu được áp lực trong công việc.

+ Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logi

- Các yêu cầu khác:

+ Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Có khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi chính sách tiền tệ ngân hàng, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát vào tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng, kỹ năng thuyết trình, giảng dạy vào công tác hướng dẫn nghiệp vụ.

+ Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm

Năng lực của chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng được quy định như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 5.2 Mục 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định bảng năng lực của chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng như sau:

Xem bảng năng lực của chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng: Tại đây

Thông tư 19/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 01/03/2023.

Lĩnh vực ngân hàng
Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để chuyển sang công chức thì viên chức phải có 05 năm công tác?
Pháp luật
Thông tư 50/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng thế nào?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc tính ra sao?
Pháp luật
Xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' cho công chức viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốt nghiệp đại học loại Giỏi, có được tuyển thẳng vào công chức không thông qua thi tuyển, xét tuyển không?
Pháp luật
Xếp lương trong thời gian tập sự và chế độ nâng bậc lương đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự tuyển công chức cấp xã là gì? Thuộc trường hợp đặc biệt là sẽ được tuyển dụng đối với công chức cấp xã có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lĩnh vực ngân hàng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,201 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lĩnh vực ngân hàng Công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lĩnh vực ngân hàng Xem toàn bộ văn bản về Công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào