Các trường hợp nào chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã theo quy định mới nhất năm 2024?
Các trường hợp nào chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã theo quy định mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hợp tác xã 2024 quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã như sau:
- Đối với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức:
+ Thành viên chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
+ Liên hiệp hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
+ Thành viên tự nguyện ra khối liên hiệp hợp tác xã;
+ Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ của liên hiệp hợp tác xã (gọi tắt là Điều lệ);
+ Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
+ Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
- Đối với thành viên liên hiệp hợp tác xã liên kết góp vốn thì sẽ được quy định theo các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức.
- Đối với thành viên liên hiệp hợp tác xã không liên kết góp vốn:
+ Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức;
+ Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
Lưu ý: Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, giải quyết quyền, nghĩa vụ đối với thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên được thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ.
Các trường hợp nào chấm dứt tư cách thành viên liên hiệp hợp tác xã theo quy định mới nhất năm 2024? (Hình từ internet)
Thành viên liên hiệp hợp tác xã có những quyền gì?
Theo Điều 35 Luật Hợp tác xã 2023 quy định những quyền mà thành viên liên hiệp hợp tác xã có là:
Thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức:
+ Được liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
+ Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
+ Được hưởng phúc lợi của liên hiệp hợp tác xã;
+ Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
+ Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
+ Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
+ Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của liên hiệp hợp tác xã;
+ Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
+ Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của liên hiệp hợp tác xã;
+ Ra khỏi liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
+ Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
+ Được nhận giá trị tài sản còn lại của liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Thành viên liên hiệp hợp tác xã liên kết góp vốn:
+ Các quyền quy định tại các điểm b, c, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 35 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức;
+ Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
Thành viên liên hiệp hợp tác xã liên kết không góp vốn:
+ Các quyền quy định tại các điểm a, c, i, k, n và o khoản 1 Điều 35 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức;
+ Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
Thành viên liên hiệp hợp tác xã có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
- Thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức:
+ Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
+ Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với liên hiệp hợp tác xã;
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp;
+ Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
- Thành viên liên hiệp hợp tác xã liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức.
- Thành viên liên hiệp hợp tác xã liên kết không góp vốn:
+ Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí 2015;
+ Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2023 giống với thành viên liên hiệp hợp tác xã chính thức.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?