Các điểm bắn pháo hoa, Countdown 2024 trong dịp Tết Dương lịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
Các điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 chi tiết tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 chi tiết tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
*Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật sẽ diễn ra trong 15 phút, từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 1/1/2024, với 02 địa điểm bắn:
- Điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn.
- Điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, Quận 11.
*Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội vẫn chưa có thông tin chính thức về việc bắn pháo hoa đón Tết Dương lịch 2024.
Các điểm Countdown 2024 tại Hà Nội và Tp.HCM?
Các điểm điểm Countdown 2024 tại Hà Nội và Tp.HCM như sau:
*Tại Tp.HCM
Theo đó, UBND TPHCM ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024, trong đó nổi bật là hai chương trình là chương trình Countdown 2024 đếm ngược thời gian và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật.
Cụ thể đối với chương trình Countdown 2024 đón chào năm mới:
Chương trình countdown 2024 đếm ngược thời gian đón chào năm mới sẽ diễn ra vào tối 31-12, tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1).
Ngoài ra, các chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức ở thành phố Thủ Đức và các quận huyện trong 2 đêm là 31-12-2023 và 1-1-2024.
*Tại Hà Nội
2 Địa điểm tổ chức Countdown 2024 Hà Nội:
- Lễ hội “Heineken Countdown Party 2024” được tổ chức tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát Lớn - quận Hoàn Kiếm) từ 19 giờ 30 ngày 31. 12.2023 và kéo dài đến rạng sáng 1.1.2024.
- Lễ hội “Herbalife Countdown Party 2024 - Sống trọn đam mê” được tổ chức tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) từ 20 giờ 30, ngày 31.12.2023.
Các điểm bắn pháo hoa, Countdown Tết Dương lịch 2024 chi tiết tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Người dân được đốt những loại pháo hoa nào trong dịp Tết Dương lịch 2024?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp người dân được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, dịp Tết Dương lịch 2024, người dân được sử dụng loại pháo hoa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP và pháo hoa đó được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp đốt pháo hoa nổ trái phép bị xử phạt hành chính như sau:
Tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
…
Như vậy theo quy định trên, người đốt pháo hoa nổ trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng bên cạnh đó tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?