Bồi thường thiệt hại với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như thế nào? Thời điểm xác định bồi thường thiệt hại là khi nào?
- Bồi thường đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại như thế nào?
- Bồi thường đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại như thế nào?
- Việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất được xác định tại thời điểm nào?
- Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện như thế nào?
- Trường hợp nào khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất?
Bồi thường đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại như thế nào?
Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 như sau:
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định nêu trên.
Bồi thường thiệt hại với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như thế nào? Thời điểm xác định bồi thường thiệt hại là khi nào? (Hình internet)
Bồi thường đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại như thế nào?
Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai 2013 như sau:
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
...
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
b) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
Như vậy, bồi thường đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại được thực hiện như quy định trên (đối với vật nuôi là thủy sản) gồm:
- Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
- Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
Việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất được xác định tại thời điểm nào?
Căn cứ quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Đất đai 2013 có thể hiểu rằng việc bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi được xác định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định cụ thể tại Điều 91 Luật Đất đai 2013 như sau:
Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt;
Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường.
Trường hợp nào khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất?
Căn cứ quy định cụ thể tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định:
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Như vậy, có 03 trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép vận chuyển pháo hoa cho tổ chức, doanh nghiệp để kinh doanh mới nhất theo quy định?
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8? Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như thế nào?
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?