Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?

Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào? Câu hỏi của chú Định ở Hà Nam.

Ngày 26/7/2023, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024.

Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như sau:

- Trong các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Nghị quyết 68/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ, ngành y tế được giao 03 chỉ tiêu chủ yếu là:

+ Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 12 bác sĩ: Thực hiện 6 tháng thống kê sơ bộ là 12 bác sĩ; ước thực hiện cả năm là 12,5 bác sĩ, vượt chỉ tiêu được giao.

+ Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 32 giường bệnh: Thực hiện 6 tháng thống kê sơ bộ là 31,5 giường bệnh; ước thực hiện cả năm là 32 giường bệnh, đạt chỉ tiêu được giao.

+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số: Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến 30/6/2023 thực hiện là 92% dân số; ước thực hiện cả năm là 93,2% dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao (theo như các năm trước tỷ lệ đóng BHYT tăng vào cuối năm).

- Chỉ tiêu cụ thể cho ngành, lĩnh vực năm 2023 được giao tại Phụ lục 3 Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023: Bộ Y tế dự báo khả năng có thể đạt được các chỉ tiêu được giao, cụ thể như bảng ở dưới đây:

Xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập như sau:

- Tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế đặc thù của ngành y tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Y tế đã tham mưu trình Quốc hội ban hành: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023; Nghị quyết 80/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024, Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định, 02 Nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Quyết định.

Bộ Y tế ban hành 15 Thông tư theo thẩm quyền, trong đó nhiều văn bản nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc lớn của ngành như: cấp ngân sách trung ương mua vắc xin tiêm chủng mở rộng, quản lý trang thiết bị y tế, xây dựng giá gói thầu lĩnh vực trang thiết bị y tế, quy định đấu thầu thuốc, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

- Ban hành Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2025. Tiếp tục hoàn thiện và trình Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045...

- Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành y tế và tổ chức thực thi pháp luật. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến y tế.

Bộ Y tế xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ internet)

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn vướng mắc, xử lý vi phạm như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, xử lý vi phạm như sau:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép lưu hành thuốc, trang thiết bị y tế. Duy trì dịch vụ công cấp độ 4 tất cả dịch vụ công của Bộ Y tế.

Hoàn thành việc cập nhật, công khai các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi của Bộ Y tế trên Hệ thống cơ sở dữ liệu của Văn phòng Chính phủ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, xử lý các vi phạm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Y tế triển khai tổng số 33 cuộc thanh tra, kiểm tra (có 11 cuộc thanh tra, 22 cuộc kiểm tra).

Về xử lý vi phạm: Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành 28 quyết định; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2.770.000.000 đồng.

- Thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Xem nội dung chi tiết và tải về Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 tại đây.

Bộ Y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài dành cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn giữ chức vụ quản lý mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Quyết định 1289/QĐ-BYT về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế ra sao?
Pháp luật
Bộ Y tế có xây dựng, ban hành các quy định về chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm hay không?
Pháp luật
Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tổ chức thực hiện như thế nào từ 2030 – 2045?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế nghỉ từ mấy ngày làm việc trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Y tế là ai? Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước ai về chức trách, nhiệm vụ được phân công?
Pháp luật
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có đúng không? Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý Dược như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Y tế
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,428 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào