Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Bộ Tư lệnh 959 trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

Nóng: LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi chính thức có hiệu lực

>> Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đầy đủ nhất

Xem thêm: Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu mục tiêu Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế

Xem thêm: Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là Quân đội nhân dân Việt Nam được ký vào thời gian nào?

Xem thêm: Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội?

Xem thêm: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về Quân đội nhân dân Việt Nam

Xem thêm: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?

Thông tin dưới đây cung cấp về: "Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Bộ Tư lệnh 959 trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1970"

Ngày 30-10-1949 đánh dấu một mốc son lịch sử quan trọng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, khi các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác tại Lào chính thức được mang tên Quân tình nguyện Việt Nam. Từ đó, hình ảnh những chiến sĩ Quân tình nguyện đã trở thành biểu tượng sống động cho tinh thần quốc tế cao cả, tình đoàn kết keo sơn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Năm 1970, trước yêu cầu cấp bách của tình hình chiến trường, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) được thành lập. Đây là cơ quan chỉ huy chung cho toàn bộ các lực lượng Quân tình nguyện tại Lào.

Vai trò:

- Điều phối các hoạt động tác chiến và hỗ trợ cách mạng Lào một cách thống nhất.

- Trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn, giúp Lào giải phóng nhiều khu vực chiến lược.

Bên cạnh đó, tại Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2023 tỉnh Cao Bằng như sau:

I. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, tên địa phương kết nghĩa hoặc có quan hệ đặc biệt: 77 tên
...
12. Vũ Lập
Đồng chí Vũ Lập (1924 - 1987), tên thật là Nông Văn Phách, người dân tộc Tày.
Quê quán: Xã Vĩnh Quang, thị xã Cao Bằng.
Cấp bậc: Thượng tướng (1984).
...
Tháng 2/1955, đồng chí Vũ Lập được đề bạt làm Tham mưu trưởng Đại đoàn 316 - Đại đoàn Bông Lau; tháng 6/1962, đồng chí được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân khu Tây Bắc, sau đó được cử đi học tập, đào tạo tại Học viện Quân sự Trung Quốc. Kết thúc khóa học, đồng chí trở về và được giao nhiệm vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu Tây Bắc.
Những năm 1970 - 1973, đồng chí được Đảng, Nhà nước, quân đội giao nhiệm vụ đảm trách những vị trí công tác quan trọng: Tư lệnh Quân tình nguyện Bộ Tư lệnh 959, giúp nước bạn Lào chiến đấu bảo vệ nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước.
...

Như vậy, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Bộ Tư lệnh 959 trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1970.

Thông tin trên cung cấp về: "Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Bộ Tư lệnh 959 trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1970"

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng hiện nay là gì?

Tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Quốc phòng như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.

Theo đó, nhiệm vụ Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2018 như trên.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm theo quy định hiện nay?

Tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ trình.

Căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

Như vậy, theo quy định trên thì sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng
Quân đội nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Pháp luật
Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?
Pháp luật
Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng có phải cơ quan ban hành danh mục tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đúng không?
Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
Pháp luật
Mức tiền thưởng của Quân đội nhân dân từ 25/12/2024 theo Thông tư 95/2024/TT-BQP như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc BQP mới nhất?
Pháp luật
Đã có Thông tư 69/2024 về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Quốc phòng
28,433 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Quốc phòng Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào