Biên dịch viên hạng I: Nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BTTTT? Viên chức muốn dự thi lên Biên dịch viên hạng I cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Nhiệm vụ của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 là gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 được quy định như thế nào?
- Quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07?
- Viên chức muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Nhiệm vụ của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ của Biên dịch viên hạng I cụ thể như sau:
- Tổ chức lập kế hoạch đề tài, tin, bài trong lĩnh vực được giao;
- Tổ chức và dịch các thể loại có độ phức tạp cao về nội dung như các văn kiện chính trị, luật, các công cụ tra cứu;
- Hiệu đính các bản dịch của các biên dịch viên hạng thấp hơn;
- Chỉ dẫn các thuyết minh, các kỹ thuật, mỹ thuật đối với các loại hình báo chí hoặc xuất bản phẩm;
- Tổng kết nghiệp vụ biên dịch, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật báo chí và xuất bản phẩm;
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các biên dịch viên hạng thấp hơn;
- Chuẩn bị nội dung và dịch cho các hội thảo nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
Biên dịch viên hạng I: Nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BTTTT? Viên chức muốn dự thi lên Biên dịch viên hạng I cần đáp ứng những yêu cầu gì?(Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 được quy định như thế nào?
Đối với quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Biên dịch viên hạng I thì tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định cụ thể như sau:
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ, những tiến bộ và sự phát triển về ngôn từ và văn phong của ngoại ngữ được phân công biên dịch;
- Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07?
Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Biên dịch viên hạng I cụ thể như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên phù hợp với vị trí việc làm;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
Viên chức muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Yêu cầu để viên chức muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên Biên dịch viên hạng I cần phải đáp ứng được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT cụ thể như sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Như vậy, viên chức khi muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên Biên dịch viên hạng I thì cần phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng).
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Lưu ý: Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
Thông tư 13/2022/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?