Bắt buộc 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có phải có lối thoát nạn thứ 2 để phòng ngừa sự cố cháy nổ?
Căn cứ vào Công văn 5910/VPCP-NC năm 2022 của Văn phòng Chính phủ đã có những nội dung đề nghị về việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke như sau:
- Bộ Công an:
+ Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; thực hiện có hiệu quả Công điện số 792/CĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
+ Chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát công tác cấp phép kinh doanh, hoạt động karaoke, tăng cường hướng dẫn, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cấp đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.
+ Tham mưu sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định chặt chẽ hơn việc cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke; bổ sung quy định về thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke; quá trình cấp phép phải căn cứ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự của cơ quan chức năng có thẩm quyền; tăng mức chế tài xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định của pháp luật.
- Bộ Công Thương
+ Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có các giải pháp quản lý an toàn điện (sau công tơ điện) tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh rượu, bia tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
- Bộ Xây dựng
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt, thiết kế về phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, phòng chống tệ nạn xã hội tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke. Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, xử phạt nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chức năng địa phương thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke. Có chế tài xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để cơ sở kinh doanh karaoke không đủ điều kiện, hoạt động không phép
+ Yêu cầu 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt…); chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, có phương án xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn an toàn.
+ Huy động toàn bộ hệ thống chính trị ở địa phương vào cuộc trong việc tuyên truyền, giám sát để hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trở thành hoạt động giải trí lành mạnh.
Theo đó thì toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke trên phạm vi cả nước bắt buộc phải có lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cũng phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, có phương án xử lý tình huống cháy nổ và thoát nạn an toàn.
Bắt buộc 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Kiểm tra phòng cháy chữa cháy được thực hiện trên những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định kiểm tra phòng cháy chữa cháy như sau:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
Như vậy, việc kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy được thực hiện dựa vào những nội dung trên.
Những đối tượng nào cần phải kiểm tra phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, những đối tượng được liệt kê trong các trường hợp trên sẽ được kiểm tra về phòng cháy chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?