Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên không bắt buộc phải có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên từ ngày 20/01/2023?
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ghi nhận về báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên (Báo cáo viên BDTX) như sau:
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên: Là nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên; chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2 Điều 9 quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên không bắt buộc phải có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên từ ngày 20/01/2023?
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên không bắt buộc phải có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) quy định các tiêu chuẩn để trở thành báo cáo viên BDTX như sau:
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;
- Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
- Có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên;
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
Như vậy, kể từ ngày 20/01/2023, cá nhân muốn trở thành báo cáo viên BDTX không cần phải đạt tiêu chuẩn về thời gian công tác và không phải đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ, trình độ tin học như quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.
Bổ sung cán bộ quản lý bồi dưỡng thường xuyên?
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về những đối tượng được bồi dưỡng thường xuyên như sau:
Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với:
1. Giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy tại trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Sau đây, giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được gọi chung là giáo viên.
2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy nhiên, kể từ ngày 20/01/2023, khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT bổ sung một số đối tượng được bồi dưỡng thường xuyên gồm:
- Giáo viên đang nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non);
- Giáo viên đang giảng dạy tại trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông)
- Giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên., giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên).
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cán bộ quản lý).
Mục đích của việc bồi dưỡng thường xuyên là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 ĐIều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) như sau:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?