Bản mô tả vị trí viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại trường THPT công lập theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào?

Tôi muốn hỏi bản mô tả vị trí viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại trường THPT công lập theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào? - câu hỏi của chị B.Y (Tây Ninh)

Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT công lập như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 7 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về trình độ chuẩn được đào tạo.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Không.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Không.

Phẩm chất cá nhân

- Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;

- Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

- Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.

Bản mô tả vị trí viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại trường THPT công lập theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào?

Bản mô tả vị trí viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)

Các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí công việc viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT công lập như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 7 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí công việc viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như sau:

(1) Công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật.

Kế giáo dục cá nhân cho người khuyết tật được duyệt.

Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

Trẻ em là người khuyết tật hoàn thành chương trình học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp

Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.

Các hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu tại chương trình, kế hoạch được duyệt.

Tham gia huy động học sinh khuyết tật đến trường tiểu học

Hoàn thành kế hoạch huy động người khuyết tật đến trường học tập

Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.

Các kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật được phổ biến đến từng gia đình của học sinh là người khuyết tật.

Phối hợp với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh khuyết tật.

Các hoạt động phối hợp đánh giá học sinh khuyết tật được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu tại chương trình, kế hoạch được duyệt.

Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Chứng nhận, chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng.

Các nhiệm vụ khác.

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Theo phân công của hiệu trưởng.

Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đối với từng việc được phân công cụ thể.

Các mối quan hệ công việc của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 7 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ các mối quan hệ công việc của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như sau:

Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.

Học sinh là người khuyết tật, học sinh giáo dục hòa nhập.

Hội đồng trường; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông nói chung, giáo dục học sinh là người khuyết tật nói riêng theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông nói chung, giáo dục học sinh là người khuyết tật nói riêng theo quy định.

Ủy ban xã, phường, thị trấn; các trường trung học phổ thông khác.

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại địa phương; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng.

Các tổ chức, đoàn thể khác.

Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh là người khuyết tật.

Phạm vi quyền hạn của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 7 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi quyền hạn của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của trường THPT như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

1

Quản lý học sinh là người khuyết tật đang học tại trường trung học phổ thông được giao quản lý.

2

Quản lý sổ sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định.

3

Chủ động trong nội dung, phương pháp hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có bắt buộc phải có bằng đại học ngành sư phạm hay không?
Pháp luật
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định được áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí công việc viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT ra sao?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tại trường THPT công lập theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Pháp luật
Có yêu cầu bổ nhiệm lại chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật không?
Pháp luật
Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Việc chuyển xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo nguyên tắc như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,910 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào