Bản mô tả công việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào kể từ ngày 22/12/2023 như thế nào?

Tôi muốn hỏi bản mô tả công việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào kể từ ngày 22/12/2023 như thế nào? - câu hỏi của chị T.T (Bảo Lộc)

Các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân đối với chuyên viên chính về An toàn thực phẩm là gì?

Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân đối với chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Y, Dược, Dinh dưỡng, Thực phẩm, Luật, Y tế công cộng và chuyên ngành khác có liên quan

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Quản lý hành chính: Chương trình chuyên viên chính

- Ngoại ngữ: Theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính

- Tin học: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

- Kiến thức khác: Theo yêu cầu của nhiệm vụ được phân công

Kinh nghiệm

Có tối thiểu 9 năm giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương (trong đó thời gian là chuyên viên về an toàn thực phẩm tối thiểu là 12 tháng).

Phẩm chất cá nhân

Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

Điềm tĩnh, cẩn thận

Khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề

Tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, phối hợp công tác tốt

Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, thực hiện, triển khai các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ An toàn thực phẩm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực An toàn thực phẩm, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực An toàn thực phẩm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao, có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.


Bản mô tả công việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào kể từ ngày 22/12/2023 như thế nào?

Bản mô tả công việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào kể từ ngày 22/12/2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi quyền hạn của chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ phạm vi quyền hạn của chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

5

Được chủ trì, tham gia và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp có liên quan

Các công việc và tiêu chí đánh giá công việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ công việc và tiêu chí đánh giá ông việc chuyên viên chính về An toàn thực phẩm như sau"

Công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm.

Các văn bản, Quyết định, Chương trình, Dự án, Đồ án, Kế hoạch được ban hành



2. Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.

Tham gia hướng dẫn về quản lý an toàn thực phẩm:

- Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đề án về quản lý an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, doanh nghiệp.

Các văn bản hướng dẫn được ban hành, hội nghị, hội thảo được tổ chức theo kế hoạch. Các công văn hướng dẫn, tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ; các văn bản quản lý, bài trình bày rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thực tiễn.



3. Kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

Kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý an toàn thực phẩm; đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt xử lý..



4. Thẩm định đề án có liên quan

Tham gia thẩm định các đề tài, đề án, công trình cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực an toàn thực phẩm

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao

5. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.

.6. Phối hợp thực hiện.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.

7. Thực hiện chế độ hội họp

Tham dự các cuộc họp hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác theo phân công

Báo cáo thu hoạch tóm tắt nội dung hội nghị, cuộc họp

8. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

Theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ được giao.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi sử dụng hóa chất không có thời hạn sử dụng trong chế biến thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm mục đích gì? Những vi chất nào bắt buộc tăng cường vào trong thực phẩm?
Pháp luật
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là gì? Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin vào thực phẩm với hàm lượng như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,673 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào