Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng?

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng? Thắc mắc của em P.T ở Lâm Đồng.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng?

>> Từ 01/7/2024, 9 đối tượng trong 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm được tăng thêm một khoản thu nhập đúng không?

Năm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit".

Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).

Dưới đây là một số bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng:

(1) Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình:

...Ngày… tháng… năm...

Chào các bạn - thế hệ tương lai của chúng tôi!

Tôi viết bức thư này, khi những dòng nước mắt đang tuôn trào. Tôi vừa có một cuộc tranh cãi gay gắt với bố mẹ. Cảm xúc thật tệ. Bạn thân mến, ở thế giới tương lai bạn có rơi vào hoàn cảnh như tôi?

Tôi năm nay 14 tuổi – cái tuổi tôi biết là chưa đủ lớn nhưng cũng không còn là quá bé. Vậy nhưng trong mắt bố mẹ tôi luôn là một cô bé cần được bao bọc và che chở.

Từ bé, tôi luôn phải sống bằng sự lựa chọn, quyết định của bố mẹ từ việc nhỏ đến việc lớn. Tôi biết bố mẹ luôn sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho tôi. Tuy nhiên sự tốt nhất đó là theo suy nghĩ của bố mẹ, không phải trong suy nghĩ của tôi.

Nhiều lần, tôi chia sẻ: "Con thích điều A, điều B" tuy nhiên bố mẹ tôi không để tâm. Bố mẹ luôn nói: “Con phải thế này… thế kia…. Bố mẹ đã tìm hiểu kỹ”. Và cứ thế, tôi thực hiện theo lựa chọn của người khác. Tôi chưa bao giờ có quyết định nào cho bản thân. Từ việc lựa chọn quần áo, môn học ngoại khóa cho đến những việc lớn hơn như thi trường này, trường kia hay kết bạn với bạn nào… bố mẹ đều can thiệp, điều chỉnh tất cả các hành vi của tôi.

Tôi biết, cha mẹ nào không muốn con mình thành công và hạnh phúc, nhưng đôi khi mong ước ấy lại vô tình tạo thành những suy nghĩ áp đặt các bước cho cuộc đời của con theo lập trình định sẵn.

Sự bao bọc đó khiến tôi nghẹt thở. Nhiều lần tôi đã cố thoát ra, thực hiện các việc theo lựa chọn của bản thân nhưng đổi lại là sự đay nghiến, giày vò của mẹ. Quát mắng không được, mẹ tôi đã khóc lóc, mắng tôi là không biết thương mẹ, rồi: “Cá không ăn muối cá ươn/Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư”…. Không khí gia đình vô cùng nặng nề. Cuối cùng tôi lại thỏa hiệp. Đổi lại, tôi càng khép kín, thu mình hơn. Tôi sống trong thế giới riêng mình, ít giao tiếp, chia sẻ với gia đình.

Qua trò chuyện, tôi cũng biết nhiều bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự như tôi. Tôi tin hiện nay vẫn còn rất nhiều người phải chịu sự gò bó, áp đặt của cha mẹ trong học tập hay trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi cũng được đi học, đọc sách, tiếp cận các thông tin thông qua mạng internet… Chúng tôi có kiến thức - dù chưa nhiều để có thể có những quyết định, lựa chọn cho chính mình. Chúng tôi muốn là chính mình, được làm những việc mình yêu thích và chịu trách nhiệm cho các hành động, lựa chọn đó. Tôi không muốn sống hộ những ước mơ, mong muốn của mẹ. Lúc đó, tôi đã là bản sao của bố mẹ, không còn là chính mình.

Năm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Ngay khi đọc chủ đề này, tôi cảm thấy thật đồng cảm. Tôi viết bức thư này, để chia sẻ tâm trạng của mình, thể hiện mong ước của tôi và cũng là của nhiều bạn khác.

Tôi hy vọng ở tương lai bạn được kế thừa một thế giới tôn trọng trẻ em. Nơi đó trẻ em được thỏa sức sáng tạo, nói lên ước mơ và chính kiến của mình. Nơi đó trẻ em được sống với đúng là chính mình. Điều đó sẽ không phải là viển vông, bạn có nghĩ như vậy không?

Ngay sau khi viết bức thư này, tôi nghĩ mình sẽ thay đổi, biến mong ước thành sự thật bắt đầu từ bây giờ. Cụ thể là tối nay, tôi sẽ nói chuyện lại với bố mẹ, hy vọng sự chân thành của tôi sẽ được người lớn tiếp thu.

Thương mến!

Ký tên

(2) Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được lắng nghe:

... Ngày.... tháng.... năm...

Chào các bạn - thế hệ tương lai của chúng tôi!

Lúc tôi viết lá thư này, thế giới đang ở năm 2024, gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới (1874-2024).

Khi biết tổ chức này phát động cuộc thi quốc tế viết thư UPU với chủ đề “Kể về thế giới mà bạn hy vọng thế hệ tương lai được kế thừa”, tôi rất hào hứng tham gia để gửi gắm những mong ước của chính mình đến các bạn của tương lai.

Và điều tôi mong muốn nhất là bạn kế thừa thế giới nơi ý kiến của trẻ em được lắng nghe.

Bạn biết đấy, trẻ em có thể phát hiện và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo. Vì vậy, tiếng nói của trẻ em cần được cha mẹ, cộng đồng ghi nhận và tôn trọng. Điều đó giúp tạo dựng môi trường lành mạnh, khiến trẻ có tâm lý tự tin để phát triển toàn diện, phát huy được tố chất và khả năng của mình.

Thế nhưng, bạn biết không, thế giới nơi tôi đang sống, còn không ít trường hợp trẻ em chưa được tôn trọng, bị bố mẹ áp đặt, không được thể hiện sở thích, quan điểm của mình. Nhiều học sinh bị bố mẹ gây áp lực học hành để thực hiện ước mơ của chính họ mà không quan tâm đến khả năng hay sở thích của con.

Nhiều ông bố bà mẹ không cho em thể hiện mong muốn hay quan điểm về sự việc nào đó. Họ thường xuyên kết thúc câu chuyện trong tiếng quát hoặc lời nói áp đặt. Sự khác biệt trong nhận thức, quan điểm, tâm lý của cha mẹ và con cái nếu không tìm được tiếng nói chung rất dễ khiến cho trẻ ngại giao tiếp, đóng kín tâm hồn, không muốn chia sẻ cùng bố mẹ.

Do bận rộn, nhiều cha mẹ không dành thời gian giao tiếp, tương tác, chơi với con, lắng nghe con nói. Từ chỗ ít hoặc không lắng nghe con, dần sẽ không hiểu con, không biết con nghĩ gì, muốn gì và làm gì. Từ đó, dẫn đến việc bố mẹ khó chia sẻ với con, khiến trẻ lạc lõng, có suy nghĩ, tâm lý lệch lạc, dễ dẫn tới những hành vi tiêu cực.

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai đất nước. Vì vậy, trẻ em cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nhấn mạnh một số nội dung quan trọng: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

Thực tế, nhiều cha mẹ rất yêu thương, chiều chuộng con cái nhưng chưa tôn trọng, lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của con.

Không chỉ chăm sóc về mặt vật chất mà cha mẹ còn cần quan tâm, chăm sóc đời sống tinh thần của con. Cha mẹ hãy luôn ở bên mỗi khi con cần, luôn lắng nghe khi con chia sẻ và đừng vội vàng phán xét hành động của con hoặc lấy cái uy của mình để áp đặt con...

Trẻ em cần được lên tiếng, bày tỏ quan điểm của mình. Tôi mong các bậc phụ huynh cũng như cộng đồng hãy nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, tôn trọng tiếng nói của trẻ.

Tôi tin chắc rằng, khi bạn được đọc được những dòng này, thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn và nhân văn hơn. Trong đó, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng. Đặc biệt, mọi tiếng nói, nguyện vọng của trẻ đều được lắng nghe và tôn trọng.

Cuối cùng, tôi hy vọng rằng tình yêu thương và sự chia sẻ đã trở thành cốt lõi trong xã hội của bạn. Mỗi hành động và quyết định đều dựa sự thấu hiểu, đồng thuận, tôn trọng nhau bằng tất cả trái tim và tâm hồn.

Thân ái,

Ký tên

(3) Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được tôn trọng:

... Ngày... tháng... năm...

Chào các bạn - thế hệ tương lai của chúng tôi!

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có nhấn mạnh nội dung: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ có quyền tự do phát biểu những quan điểm đó. Tức là, dù ngoài xã hội hay trong gia đình, tiếng nói của trẻ em vẫn cần được tôn trọng và nhìn nhận đúng mực.

Tuy nhiên ở thế giới của chúng tôi, rất nhiều bậc cha mẹ, nhiều gia đình thiếu đi sự lắng nghe, thậm chí không tôn trọng ý kiến của con trẻ. Trong các vấn đề quan trọng phải đưa ra quyết định, nguyện vọng và ý kiến của trẻ thường bị cha mẹ xem nhẹ. Không phải chuyện xa lạ, anh trai tôi - từng là nạn nhân của vấn đề này. Câu chuyện cũng diễn ra ở năm.

Từ nhỏ anh tôi đã thích các con số và mong muốn sau này làm các công việc về lĩnh vực kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, mong muốn của anh lại bị bố mẹ nghiêm cấm, thay vào đó, bố mẹ định hướng anh thi vào ngành Y theo truyền thống gia đình. Dưới sự áp đặt, hy vọng cùng sự đầu tư của bố mẹ, sau tốt nghiệp phổ thông, anh tôi cũng đỗ vào một trường đại học y dược…

Nhưng hậu quả là sau 1 năm nhập học, anh tôi tỏ rõ stress đến mức phải đi điều trị tâm lý. Có lần tôi nghe anh bật khóc trong một lần nói chuyện với bố mẹ. Lần đó, không phải là một cuộc tranh luận, anh tôi thẫn thờ nói trong vẻ tiều tụy. Tôi nghe loáng thoáng anh nói đến việc sợ máu, ám ảnh tiếng còi cấp cứu ngay cả trong giấc ngủ. Hậu quả, anh chán chường và kết quả học tập bết bát. Chứng kiến những gì diễn ra với anh tôi về mặt tâm lý, bố mẹ tôi cũng dần nhận ra điều gì đó, nhưng có lẽ đã muộn màng.

Kết cục, anh tôi đã phải nghỉ học sau một năm chóng vánh và dự định ôn thi lại ngành khác ở những năm sau. Vấn đề của tôi là một khía cạnh rất nhỏ trong câu chuyện tiếng nói của trẻ đang bị xem nhẹ. Tôi tự hỏi, ngay cả vấn đề liên quan đến cá nhân, bản thân còn không có quyền quyết định ra ngoài xã hội, tiếng nói của trẻ em sẽ đi về đâu?

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, chương trình đứng ra với mong muốn bảo vệ, nâng cao vai trò tiếng nói, ý kiến của trẻ em. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến là các phiên họp Quốc hội Trẻ em Hàn Quốc. Đây là một trải nghiệm lập pháp thực tế dựa trên các vấn đề được cộng đồng quan tâm, từ đó trẻ em đưa ra ý kiến, giải pháp ​​với cộng đồng.

Hoạt động này giúp trẻ phát triển phẩm chất của công dân trong một nền dân chủ và khả năng trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai bằng cách tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm dân chủ thông qua quá trình nhận biết các vấn đề được cộng đồng quan tâm và chia sẻ ý kiến ​​với cộng đồng. Đây còn là cách làm thúc đẩy quyền tham gia chính trị của trẻ em, hướng cho trẻ trở thành những công dân của một xã hội dân chủ lành mạnh.

Hy vọng với nhiều hoạt động, mô hình thiết thực hơn về quyền trẻ em, tiếng nói của thế hệ tương lai các bạn sẽ được lắng nghe hơn, xem trọng hơn.

Nhưng trước hết, mỗi gia đình, nhất là những bậc làm cha mẹ hãy dành thời gian để lắng nghe con em mình. Hãy cho trẻ được thể hiện ý kiến và bày tỏ sự tin tưởng đối với những suy nghĩ con em mình. Mong rằng trong tương lai, tất cả chúng ta, dù ở độ tuổi nào, quốc gia nào cũng được sống trong môi trường dân chủ lành mạnh. Ở đó, tiếng nói của tất cả mọi người đều được tôn trọng, lắng nghe.

Trân trọng!

Ký tên.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng?

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng? (Hình từ internet)

Hạn cuối nhận bài thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 là khi nào?

Thời gian nhận bài dự thi:Từ ngày 5/01/2024 - 15/03/2024 (theo dấu Bưu điện)

Cách gửi bài thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024:

- Mỗi bức thư dự thi phải cho vào phong bì có dán tem bưu chính, ghi rõ địa chỉ người gửi, địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi qua hệ thống bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post).

- Phong bì thư cần ghi rõ: Bức thư dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 (năm 2024).

- Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - 11611

Học sinh trường THCS có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh trường THCS có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

(1) Nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

(2) Quyền hạn:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT .

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cuộc thi viết thư UPU
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 ngắn gọn chủ đề về chiến tranh, phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục, đói nghèo?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gửi các thế hệ tương lai kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa?
Pháp luật
Mẫu thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gửi các thế hệ tương lai không quá 800 từ hay, chọn lọc về chủ đề bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ, bạo lực học đường?
Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gửi các thế hệ tương lai chủ đề về trẻ em, tình cảm con người, thế giới công nghệ trong tương lai?
Pháp luật
Những mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gửi các thế hệ tương lai ngắn gọn, hay chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội (thuốc lá, ma túy...)?
Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 chủ đề về kế thừa thế giới nơi trẻ em được sống là chính mình, lắng nghe, tôn trọng?
Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 ngắn gọn chủ đề kể về thế giới mà thế hệ tương lai được kế thừa?
Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gửi các thế hệ tương lai chủ đề bình đẳng giới, bảo vệ động vật, áp lực điểm số, tai nạn giao thông?
Pháp luật
Hướng dẫn cách viết và gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024? Đối tượng nào được tham gia cuộc thi viết UPU lần thứ 53 năm 2024?
Pháp luật
Trình bày một bức thư UPU lần thứ 53 năm 2024 thế nào cho đúng thể lệ? Cách thức gửi thư dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi viết thư UPU
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
46,782 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi viết thư UPU

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi viết thư UPU

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào