Ai có thẩm quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định hiện nay?

Cho hỏi ai có quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam? - Câu hỏi của anh Trịnh tại Long An.

Ai có quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là “Bên yêu cầu”) trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

- Trong trường hợp không có bên nộp hồ sơ yêu cầu như trên, nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra, căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Ai có thẩm quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định hiện nay?

Ai có thẩm quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:

+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

- Ví dụ:

+ Tổng sản lượng sản xuất hàng hóa của ngành sản xuất trong nước là 1000 tấn.

+ Các doanh nghiệp sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ có tổng sản lượng là 600 tấn.

+ Các doanh nghiệp sản xuất trong nước phản đối việc nộp hồ sơ có sản lượng 200 tấn.

- Như vậy:

+ Điều kiện đầu tiên được thỏa mãn (600>200)

+ Điều kiện thứ hai thỏa mãn (600/1000 = 60% >25%)

Quy định về xác định giá xuất khẩu và giá thông thường trong hành vi bán phá giá là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán

Theo đó, cần làm rõ giá xuất khẩu và giá thông thường khi xác định hành vi bán phá giá.

Cụ thể, về giá xuất khẩu căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phương pháp xác định giá xuất khẩu
1. Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
2. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.

Về giá thông thường, căn cứ Điều 16 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phương pháp xác định giá thông thường
1. Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện;
b) Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.

Như vậy, xác định giá xuất khẩu và giá thông thường trong hành vi bán phá giá được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Chống bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không? Thời điểm được áp dụng chống bán phá giá?
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Mức thuế chống bán phá giá và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá?
Pháp luật
Ai là người có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với bàn ghế Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Vụ kiện chống bán phá giá được hiểu là gì? Kiện chống bán phá giá có được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Cam kết khắc phục việc bán phá giá thì có bị đánh thuế chống bán phá giá hay không? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong bao lâu? Quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá có phải căn cứ vào kết quả rà soát cuối kỳ hay không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Tổ chức rà soát lần 02 việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống bán phá giá
2,611 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống bán phá giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào