Ai có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng tuân thủ nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc là không biết muốn đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng thì phải cần có sự cho phép của ai và theo nguyên tắc nào? - Thắc mắc của chị Hương (Long An)

Vũ khí quân dụng là gì? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ vào Nghị định 101/2022/NĐ-CP ngày 08/12/2022 của Chính phủ về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP có đề cập đến thuật ngữ "vũ khí quân dụng" như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Trong đó, điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 xác định vũ khí quân dụng bao gồm những loại sau:

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ;

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ.

Về hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, khoản 7 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
7. Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, mua, bán vũ khí quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động liên quan đến vũ khí quân dụng như: Nghiên cứu - Chế tạo - Sản xuất - Sửa chữa - Mua, bán.

Ai có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng tuân thủ nguyên tắc nào?Ai có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng? Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng tuân thủ nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng ra sao?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 10 Nghị định 101/2022/NĐ-CP về thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:

Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:
a) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng sản xuất, cung ứng quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
b) Lựa chọn nhà thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
c) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thể giao nhiệm vụ, đặt hàng sản xuất vũ khí quân dụng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.

Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng áp dụng những nguyên tắc nào?

Theo nội dung tại Nghị định 101/2022/NĐ-CP, có quy định 04 nguyên tắc cần đáp ứng trong hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng.

Cụ thể được quy định tại Điều 4 Nghị định 101/2022/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn.
3. Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển quân trang, quân dụng, vũ khí, trang bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ được thực hiện hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển khi được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này giao nhiệm vụ, đặt hàng.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như vậy, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh cần tuân thủ 04 nguyên tắc đầu tư kinh doanh.

Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2023.

Vũ khí quân dụng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí quân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng bị xử lý hình sự như thế nào? Người che giấu hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Sử dụng súng là vũ khí quân dụng bắn chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nào? Tổng hợp hình phạt chung ra sao?
Pháp luật
Tàng trữ một viên đạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tàng trữ vũ khí quân dụng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Giấu súng ngắn K54 trong cốp xe để phòng thân có bị ở tù hay không? Súng ngắn K54 có thuộc vũ khí quân dụng hay không?
Pháp luật
Súng hoa cải là gì? Mua bán trái phép súng hoa cải thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Súng hoa cải có phải vũ khí quân dụng không? Có được tự chế tạo súng hoa cải để dùng phòng thân không?
Pháp luật
Vũ khí Việt Nam là gì? Người được giao sử dụng vũ khí Việt Nam phải bảo đảm đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Súng săn có phải là vũ khí quân dụng không? Tàng trữ trái phép súng săn thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Chế tạo bao nhiêu khẩu súng tiểu liên bị xem là phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn?
Pháp luật
Phạm tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn khi mua bán bao nhiêu quả lựu đạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vũ khí quân dụng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,125 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí quân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí quân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào