08 biện pháp thu hồi nợ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế tại Công văn 4985/TCT-QLN năm 2023?

08 biện pháp thu hồi nợ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế tại Công văn 4985/TCT-QLN năm 2023 ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

08 biện pháp thu hồi nợ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế tại Công văn 4985/TCT-QLN?

Ngày 07/11/2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn 4985/TCT-QLN năm 2023 đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố quyết liệt tập trung triển khai các biện pháp để thu hồi nợ thuế, cụ thể như sau:

(1) Đối với các khoản nợ thuế được gia hạn theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ: ngay khi hết thời gian gia hạn, cơ quan thuế thực hiện ngay biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ, không để phát sinh thêm nợ mới.

(2) Tập trung triển khai đôn đốc, cưỡng chế đối với các khoản nợ có khả năng thu, đặc biệt là các doanh nghiệp có số nợ lớn (Danh sách các doanh nghiệp nợ lớn, Tổng cục Thuế đã gửi kèm theo công văn số 3713/TCT-QLN ngày 22/8/2023 về việc thực hiện biện pháp thu hồi nợ thuế)

Đối với những người nợ thuế còn lại, Cục Thuế thực hiện đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin theo đúng quy định để nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

(3) Tích cực tuyên truyền, nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thông tin để người nộp thuế biết về các biện pháp cưỡng chế nhằm thu hồi các khoản nợ thông qua sự tự giác nộp của người nộp thuế.

(4) Tăng cường triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng của địa phương, tổ chức làm việc với từng người nộp thuế có tiền thuế nợ lớn trên địa bàn để đôn đốc thu hồi nợ thuế.

(5) Kiểm tra rà soát lại toàn bộ các trường hợp đã thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14. Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì phải hủy khoanh nợ, xóa nợ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy khoanh nợ, xóa nợ và áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi nợ vào ngân sách nhà nước.

(6) Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp “ngừng sử dụng hóa đơn” có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nợ, không làm tăng tiền thuế nợ.

Trường hợp người nộp thuế đề nghị sử dụng một lần nhiều hóa đơn thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 5113/TCT-CS ngày 27/12/2021 của Tổng cục Thuế.

(7) Thực hiện ngay các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi tiền nợ thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Trường hợp doanh nghiệp cam kết nộp dần, Cục Thuế hướng dẫn và xem xét xử lý nộp dần theo quy định nêu doanh nghiệp hoàn thiện được hồ sơ nộp dần.

(8) Tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại nợ, chuẩn hóa dữ liệu và báo cáo các vướng mắc về Tổng cục Thuế theo hướng dẫn tại công văn 3378/TCT-QLN ngày 8/8/2023 của Tổng cục Thuế (nếu có).

08 biện pháp thu hồi nợ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế tại Công văn 4985/TCT-QLN năm 2023? (Hình từ internet)

Các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ theo Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ mới nhất?

Căn cứ tại Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 về Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ. Tổng Cục thuế ban hành các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Đề nghị hải quan dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

- Ngừng sử dụng hóa đơn.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

- Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ được quy định như thế nào?

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ thực hiện theo nguyên tắc sau:

I. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của NNT lại KBNN, NHTM, TCTD khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:
- Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của NNT áp dụng đối với NNT có tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác. Trường hợp NNT là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.
- Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với NNT là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:
+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
+ Cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức.
- Biện pháp cưỡng chế Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định NNT đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.
Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của NNT để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.
2. Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo.
3. QĐCC đối với từng NNT phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.
Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
4. Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
5. Trường hợp NNT có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của NNT.

Theo đó, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Tiền thuế nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiền thuế nợ là gì?
Pháp luật
Công văn 4216 TCT QLN Hướng dẫn phân loại, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế chuẩn Tổng cục Thuế ban hành?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu để biết mình có tiền thuế nợ hay không nhanh chóng, chính xác trên trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế?
Pháp luật
Tổng hợp 05 mẫu biểu nộp dần tiền thuế nợ? Thời hạn nộp dần tiền thuế nợ chậm nhất là ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng hợp các Mẫu biểu nộp dần tiền thuế nợ mới nhất? Trình tự giải quyết hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ?
Pháp luật
Cơ quan thuế ban hành thông báo tiền thuế nợ theo đề nghị của cơ quan nhà nước tại thời điểm thông báo về tiền chậm nộp theo mẫu nào?
Pháp luật
Số tiền thuế nợ được nộp dần là gì? NNT được nộp dần tiền thuế nợ trong thời gian tối đa bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Mẫu xác minh thư bảo lãnh nộp dần tiền thuế nợ khi có dấu hiệu không hợp pháp? Thời gian tối đa nộp dần tiền thuế nợ là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu thông báo về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu thông báo về tiền nợ thuế đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên là mẫu nào?
Pháp luật
Tải Mẫu Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế nợ? Người nộp thuế được nộp dần số tiền thuế nợ theo từng tháng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền thuế nợ
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
896 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền thuế nợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền thuế nợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào