04 trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí bị khai trừ ra khỏi Đảng hiện nay là những trường hợp nào?
04 trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí bị khai trừ ra khỏi Đảng hiện nay là những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về việc kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí, các trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí bị khai trừ ra khỏi Đảng trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các trường hợp bị cảnh cáo hoặc cách chức mà tái phạm.
- Viết bài, duyệt đăng bài về nội dung phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng.
- Đưa thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo lãnh tụ cách mạng tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan báo chí nếu như vi phạm thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách, nhắc nhở, cảnh cáo, cách chức nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cũng sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
04 trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí bị khai trừ ra khỏi Đảng hiện nay là những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan báo chí?
Căn cứ nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
...
3. Cơ quan chủ quản báo chí
a) Thực hiện chức trách, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phân công phụ trách lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
đ) Kỷ luật, tạm đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. Xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ đối với lãnh đạo cơ quan báo chí để cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn đối với sai phạm của cơ quan báo chí.
e) Thực hiện chế độ, chính sách đối với lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
g) Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tập thể, cá nhân cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
h) Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cấp thẩm quyền. Báo cáo bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí về việc chấn chỉnh, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm.
i) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí.
Như vậy, theo quy định hiện nay, việc kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ được thực hiện bởi cơ quan chủ quản báo chí.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với lãnh đạo cơ quan báo chí hiện nay ra sao?
Hiện nay, tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí được xác định theo Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023. Cụ thể như sau:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
- Tốt nghiệp đại học trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí.
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất 2 năm. Trường hợp đặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
- Có đầy đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
- Về độ tuổi bổ nhiệm
+ Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
+ Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc 02 trường hợp trên, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí này không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng công lập tự chủ có được ưu đãi thuế không? Trường cao đẳng công lập tự chủ có được tự quyết định mức thu học phí không?
- Hội nghị cử tri là gì? Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội theo những hình thức nào?
- Con thương binh, liệt sỹ được cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển đại học? Cách xác định mức điểm ưu tiên là gì?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng là bao nhiêu?
- Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước năm 1993 được quy định như thế nào?