03 trường hợp tạm đình chỉ hoạt động do không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy năm 2023?
- Các trường hợp tạm đình chỉnh hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy năm 2023?
- Thời hạn tối đa có thể tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
- Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy năm 2023?
- Thủ tục đình chỉ hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Các trường hợp tạm đình chỉnh hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
- Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Theo đó, những cơ sở kinh doanh, phương tiện giao thông cơ giới thuộc một trong những trường hợp nêu trên sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động về phòng cháy chữa cháy.
03 trường hợp tạm đình chỉ hoạt động do không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy năm 2023? (Hình từ Internet)
Thời hạn tối đa có thể tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
Theo đó, thời hạn tối đa có thể tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy là không vượt quá 30 ngày.
Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy:
- Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau:
Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;
Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;
- Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ;
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Theo như quy định trên thì khi người đang thi hành nhiệm vụ nếu phát hiện trường hợp tạm đình chỉ về phòng cháy chữa cháy phải tiến hành lập biên bản. Sau đó sẽ ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm định chỉ hoạt động về phòng cháy chữa cháy.
Thủ tục đình chỉ hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục đình chỉ hoạt động do không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
- Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10);
- Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14).
Theo như quy định trên thì nếu như hết hạn tạm đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy thì phải tiến hành kiểm tra xem khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ và biển pháp khắc phục hậu quả.
Nếu như cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới vẫn chưa loại trừ được khả năng phát sinh cháy nổ hoặc không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì sẽ bị đình chỉ hoạt động do không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?