Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn thế nào? Thắc mắc của chị K.M ở Lào Cai.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 thay thế TCVN 5699-2-3:2006;

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60335-2-3:2008;

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 quy định về an toàn đối với bàn là loại khô và bàn là hơi nước dùng điện, kể cả các bàn là có bình chứa nước hoặc bình tạo hơi nước riêng có dung tích không quá 5 l, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V.

Thiết bị không được thiết kế để sử dụng bình thường trong gia đình nhưng vẫn có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ như các thiết bị được thiết kế cho những người không có chuyên môn sử dụng trong cửa hiệu, trong các ngành công nghiệp nhẹ và ở các trang trại, cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Trong chừng mực có thể,Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh nhà ở.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chung đối với đối với bàn là điện như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 quy định yêu cầu chung đối với bàn là điện áp dụng Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-1:2010 như sau:

Thiết bị phải có kết cấu để hoạt động an toàn trong sử dụng bình thường mà không gây nguy hiểm cho con người hoặc các vật xung quanh, ngay cả khi thiếu cẩn thận có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.

Nhìn chung nguyên tắc này đạt được bằng cách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan qui định trong tiêu chuẩn này và sự phù hợp được kiểm tra bằng cách thực hiện toàn bộ các thử nghiệm có liên quan.

Bàn là điện phải được ghi nhãn với các nội dung gì?

Căn cứ tại Mục 7 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 quy định về việc ghi nhãn sẽ áp dụng Mục 7 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-1:2010.

Theo đó, bàn là điện sẽ được ghi nhãn với các nội dung sau:

Bàn là điện phải ghi nhãn công suất vào danh định như sau:

- Điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định, tính bằng vôn;

- Ký hiệu loại nguồn, trừ khi có ghi tần số danh định;

- Công suất vào danh định, tính bằng oát, hoặc dòng điện danh định, tính bằng ampe;

- Tên, thương hiệu hoặc nhãn nhận biết của nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền;

- Kiểu hoặc kiểu tham chiếu;

- Ký hiệu IEC 60417-5172 (2003-02), chỉ đối với thiết bị cấp II;

- Số IP theo cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của nước, nếu khác với IPX0;

- Ký hiệu IEC 60417-5180 (2003-02), đối với thiết bị cấp III. Ghi nhãn này là không cần thiết đối với thiết bị chỉ làm việc bằng pin/acqui (pin/acqui sơ cấp hoặc pin/acqui thứ cấp nạp lại được bên ngoài thiết bị).

CHÚ THÍCH 1: Chữ số thứ nhất của mã IP không cần phải ghi trên thiết bị.

CHÚ THÍCH 2: Được phép ghi thông tin bổ sung trên nhản miễn là không gây nhầm lán.

CHÚ THÍCH 3: Nếu các thành phần được ghi nhãn riêng biệt thì việc nhãn của thiết bị và nhãn của các thành phần này phải sao cho không gây nghi ngờ về nhãn của bản thân thiết bị.

CHÚ THÍCH 4: Nếu thiết bị có ghi nhãn áp suất danh định thì có thể dùng đơn vị là bar nhưng phải đặt trong dấu ngoặc đơn cạnh đơn vị pascal.

Vỏ của van nước hoạt động bằng điện được lắp vào cụm ống mềm bên ngoài để nối thiết bị tới nguồn nước phải được ghi nhãn theo ký hiệu IEC 60147-5036 (2002-10) nếu điện áp làm việc của chúng vượt quá điện áp cực thấp.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Giá đỡ riêng rẽ phải ghi nhãn:

- Tên, thương hiệu hoặc nhãn nhận biết của nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền;

- Kiểu hoặc chủng loại tham chiếu của giá đỡ.

Giá đỡ của bàn là không có dây nguồn phải ghi nhãn:

- Điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định;

- Công suất vào danh định.

Bàn là điện có ghi nhãn công suất vào danh định thì công suất vào ở nhiệt độ làm việc bình thường thế nào?

Căn cứ tại Mục 10 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 quy định về công suất vào và dòng điện sẽ được áp dụng theo Mục 10 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-1:2010.

Theo đó, tại Mục 10 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-1:2010 quy định nếu bàn là điện có ghi nhãn công suất vào danh định thì công suất vào ở nhiệt độ làm việc bình thường không được sai lệch so với công suất vào danh định quá mức sai lệch cho trong Bảng dưới đây:

Sai lệch đối với thiết bị truyền động bằng động cơ điện áp dụng cho các thiết bị kết hợp nếu công suất vào của động cơ điện tân hơn 50 % công suất vào danh định. Đối với thiết bị có ghi nhãn một dải điện áp danh định, dải này có giới hạn chênh lệch lớn hơn 10 % giá trị trung bình số học của dải, sai lệch cho phép áp dụng cho cả hai giới hạn của dải.

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp có nghi ngờ thì có thể đo riêng công suất vào của động cơ.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo công suất vào khi đã ổn định đối với:

- Tất cả các mạch có thể hoạt động đồng thời thì cho hoạt động đồng thời;

- Thiết bị được cấp điện ở điện áp danh định;

- Thiết bị hoạt động trong chế độ làm việc bình thường.

Nếu công suất vào thay đổi theo chu kỳ làm việc thì công suất vào được xác định theo giá trị trung bình số học của công suất vào trong một chu kỳ đại diện.

Đối với thiết bị có ghi trên nhãn một hoặc nhiều dải điện áp danh định, thử nghiệm được tiến hành ở cả giới hạn trên và giới hạn dưới của các dải điện áp, trừ khi ghi nhãn công suất vào danh định ứng với giá trị trung bình của dải điện áp liên quan, trong trường hợp này thử nghiệm được tiến hành ở điện áp bằng giá trị trung bình số học của dải đó.

Thiết bị điện gia dụng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị điện gia dụng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,156 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị điện gia dụng Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào